Dược liệu: Bách bộ

Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Là một vị thuốc rất quý, tuy nhiên dân ta vẫn rất ít người biết vào sử dụng vị thuốc này. Thời gian qua củ bách bộ đã bị người Trung Quốc sang thu mua rất ráo riết khiến trữ lượng củ ngoài tự nhiên giảm đi rất nhiều.

Tên gọi

Tên thường gọi: Vị thuốc Bách bồ còn gọi Đẹt ác, Dây ba mươi, Bà Phụ Thảo (Nhật Hoa TửBản Thảo), Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông (Bản Thảo Cương Mục), Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế, Bách Điều Căn, Bà Luật Hương (Hòa Hán Dược Khảo), Man Mách Bộ, Bách Bộ Thảo, Cửu Trùng Căn, Cửu Thập Cửu Điều Căn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Dây Ba Mươi, Đẹt Ác, Bẳn Sam, Síp (Thái), (Pê) Chầu Chàng (H’mông), Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), Sam Sip lạc [Tày] (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour. Họtemonaceae

Họ khoa học: Bách Bộ (Stemonaceae).

Đặc điểm của dược liệu bách bộ

Đặc điểm tự nhiên

Cây bách bộ là một cây thuốc quý. Cây dạng dây leo thân nhỏ nhẵn, quấn, có thể dài 10cm, lá mọc đối có khi thuôn dài thân nổi rõ trên mặt lá, 10 – 12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá, cụm hoa mọc ở kẽ lá, có cuống dài 2-4cm, gồm 1-2 hoa to màu vàng hoặc màu đỏ. Bao hoa gồm 4 phận, 4 nhụy giống nhau, chỉ nhị ngắn. Bầu hình nón, quả nặng có 4 hạt, ra hoa vào mùa hè. Rễ chùm gần đến 30 củ (nên mới gọi là Dây Ba Mươi), có khi nhiều hơn nữa. Mọc hoang dại khắp nơi, đặc biệt là những vùng đồng núi.

Rễ củ Bách bộ khô hình con thoi dài khoảng 6-12cm, thô khoảng 0,5-1cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần, có xếp vết nhăn teo có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng trắng hoặc sám vàng. Chất cứng giòn chắc, ít ngọt,đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt

Dược liệu bách bộ

Thu hoạch

Dùng củ nhiều năm để dùng thuốc, củ càng lâu năm càng to càng dài, thu hoặc vào đầu đông hàng năm, hoặc vào lúc đầu xuân, chồi cây chưa hoạt động, trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, nhổ bỏ cây choai, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch phơi khô.

Vùng trồng, cách trồng

Mọc hoang dại khắp nơi, đặc biệt là những vùng đồng núi.

Bộ phận dùng làm thuốc

Dùng rễ củ, rễ thường cong queo dài từ 5-25cm đường kính từ 0,5-1,5cm. Đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng vi trùng

Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus Pneumoniae, bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).

Tác dụng diệt ký sinh trùng

Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp… (Trung Dược Học).

Tác động lên hệ hô hấp

Nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).

Dùng trong bệnh nhiễm

Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học). Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng trị giun và diệt côn trùng

Ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng kháng khuẩn

Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn

Quan niệm Y học cổ truyền

Tính vị quy kinh

Tính vị: Vị ngọt đắng, tính hơi ôn

Quy kinh: Vào kinh Phế

Công năng – chủ trị

Công năng: Nhuận phế, chỉ khái, sát trùng

Chủ trị: Trị ho do hư lao. Thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun đũa, giun kim (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng – kiêng kỵ

Liều dùng

Dùng từ 4 – 20g, ngứa ngoài da, dùng ngoài tùy ý.

Dùng sống: trị ghẻ lở, giun sán. Dùng chín: trị ho hàn, ho lao

Kiêng kỵ

Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).

Vị này dễ làm thương tổn tới Vị, có tính hoạt trường,vì vậy người Tỳ hư, tiêu chảy: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *