Các triệu chứng viêm mũi dị ứng bạn không nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng, gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc nhận biết và hiểu rõ triệu chứng viêm mũi dị ứng không chỉ giúp người bệnh có cách điều trị phù hợp. Đồng thời ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn xảy ra. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết nhé! 

Hiểu rõ về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hay còn được gọi là sốt cỏ khô. Đây là tình trạng mũi bị kích thích và viêm do các tác nhân từ môi trường như: lông động vật, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, độ ẩm, thời tiết,… Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường kéo dài trong thời gian ngắn, vài ngày hoặc cả tuần rồi biến mất.

Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc,…

Viêm mũi dị ứng được chia thành các loại sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Do các loại phấn hoa theo mùa bay trong không khí. Hoặc nấm mốc xuất hiện trong thời tiết ẩm mốc.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc bị dị ứng với một chất cố định nào đó. 
  •  Dị ứng vật lý: Bụi bẩn, thức ăn, hoá chất,….

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ nhận biết. Sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, người bệnh sẽ có những triệu chứng:

Hắt hơi liên tục

Triệu chứng viêm mũi dị ứng đầu tiên và cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh chính là hắt hơi không ngừng. Đặc biệt người bệnh sẽ hắt hơi nhiều vào buổi sáng. Khi cơ thể gặp phải các yếu tố dị ứng như: Phấn hoa, bụi mịn, lông động vật, khói thuốc,… hệ miễn dịch sẽ phản ứng mạnh mẽ. Từ đó gây ra hiện tượng hắt hơi để loại bỏ các tác nhân kích thích ra khỏi cơ thể.

  • Hắt hơi thường xuất hiện thành từng cơn và kéo dài.
  • Kích thích mạnh ở mũi, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Có thể hắt hơi liên tục hàng chục lần mà không thể kiểm soát.
Hắt hơi liên tục
Hắt hơi liên tục khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Hắt hơi do viêm mũi dị ứng xảy ra đột ngột và không đi kèm với các triệu chứng khác. Còn hắt hơi do cảm lạnh hoặc cảm cúm thường đi kèm với sốt hoặc đau họng.

Ngứa mũi, mắt và cổ họng

Triệu chứng viêm mũi này xảy ra khi các hạt bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác xâm nhập vào cơ thể qua mũi, kích thích hệ miễn dịch. Ngứa mũi và cổ họng là biểu hiện đầu tiên, nhưng đối với nhiều người, mắt cũng có thể bị ngứa và đỏ. 

  • Ngứa từ nhẹ đến dữ dội ở mũi, khiến người bệnh phải gãi hoặc cọ xát liên tục.
  • Mắt có cảm giác ngứa và có thể bị sưng đỏ.
  • Ngứa cổ họng gây khó chịu, dẫn đến ho khan hoặc cảm giác vướng víu khi nuốt.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng – Chảy nước mũi

Dịch mũi của người bị viêm mũi dị ứng thường trong, loãng và không có mùi hôi. Tình trạng chảy nước mũi có thể gia tăng khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mũi luôn ẩm ướt, khó chịu khiến người bệnh phải thường xuyên lau mũi. Dịch mũi có thể kéo dài suốt cả ngày, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Nghẹt mũi

Triệu chứng viêm mũi dị ứng nghẹt thở
Nghẹt mũi khiến người bệnh cảm thấy khó thở

Triệu chứng viêm mũi dị ứng nghẹt mũi xảy ra khi niêm mạc bên trong xoang mũi bị phù nề và viêm do tiếp xúc với các dị nguyên. Không khí không thể lưu thông dẫn đến cảm giác bí bách và khó thở. Nghẹt mũi có thể xảy ra ở cả hai bên, nhưng thường là một bên mũi. Cảm giác nghẹt mũi nặng hơn vào buổi tối hoặc khi người bệnh nằm xuống.

Nghẹt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thở bằng miệng, gây khô họng và khó chịu. Nghẹt mũi do dị ứng thường kéo dài trong suốt thời gian tiếp xúc với dị nguyên. Và không đi kèm với sốt, ho có đờm hoặc cảm giác mệt mỏi toàn thân như khi bị cảm cúm.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng đau đầu và cảm giác nặng mặt

Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang, gây ra cảm giác nặng mặt và đau đầu. Cơn đau thường tập trung ở vùng trán, hai bên hốc mắt hoặc quanh má. Xu hướng tăng lên khi cúi xuống hoặc khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột. Nguyên nhân là do sự tích tụ của chất nhầy trong các xoang, làm tăng áp lực lên vùng mặt, trán và hai bên mũi.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng khó thở hoặc thở khò khè

Triệu chứng khó thở, thở khò khè
Khi thời tiết thay đổi hoặc gặp các tác nhân gây dị ứng, người bệnh thường cảm thấy khó thở, thở khò khè

Những người có tiền sử hen suyễn, viêm mũi dị ứng có thể gây ra triệu chứng khó thở hoặc thở khò khè. Khi niêm mạc mũi bị viêm, luồng không khí không thể lưu thông dễ dàng, gây ra tình trạng khó thở. Khó thở đột ngột, cảm giác không thể hít thở sâu. Hoặc thở khò khè, tiếng rít khi hít thở.

Triệu chứng sẽ nặng hơn vào những ngày thời tiết thay đổi hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: bụi, phấn hoa, lông vật nuôi hoặc khói thuốc.

Mất khứu giác và vị giác tạm thời

Khi niêm mạc trong xoang mũi bị sưng và viêm khiến các tế bào cảm thụ mùi hương trong mũi bị tổn thương, dẫn đến mất khứu giác tạm thời. Triệu chứng viêm mũi dị ứng này khiến người bệnh không thể ngửi được các mùi hương quen thuộc như: nước hoa, thực phẩm hoặc các mùi trong môi trường xung quanh. Khi ăn uống, vị giác bị ảnh hưởng nên món ăn trở nên nhạt nhẽo hoặc không có mùi vị.

Mệt mỏi và thiếu năng lượng

Dù không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Người bệnh không thể tập trung học tập và làm việc, dễ bị phân tâm. Giấc ngủ bị gián đoạn do triệu chứng nghẹt mũi và khó thở vào ban đêm. Cảm giác mệt mỏi kéo dài, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi
Viêm mũi dị ứng khiến mọi người cảm thấy khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như: ngứa cổ họng, ho khan, đau đầu, đau tai hoặc cảm giác ù tai,… Người bệnh thường phải thở bằng miệng nên có thể bị mắc các bệnh lý như: viêm thanh quản, viêm họng,….

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ khi nào?

Người bệnh có thể tự kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng tại nhà. Cụ thể như: tránh tiếp xúc với dị nguyên, sử dụng thuốc chống dị ứng không kê đơn và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc gặp bác sĩ là cần thiết để đánh giá và điều trị hiệu quả hơn.

  • Các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, đầu đầu,… kéo dài trong nhiều ngày dù đã sử dụng thuốc dị ứng.
  • Sốt hoặc xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: dịch mũi đổi màu (vàng hoặc xanh) và có mùi hôi. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang và cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Thở khò khè, tình trạng khó thở tăng dần.
  • Người bị viêm mũi dị ứng có kèm theo polyp mũi hay dị hình vách ngăn mũi.

Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được các triệu chứng viêm mũi dị ứng, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và có biện pháp phòng ngừa sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *