Cách làm giảm đờm cho trẻ tại nhà nhanh chóng, dễ áp dụng

Trong những ngày thời tiết thay đổi hoặc khi trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hiện tượng đờm tích tụ ở cổ họng là một vấn đề phổ biến. Đờm có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến việc khó thở, ho dai dẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì có nhiều cách làm giảm đờm cho trẻ tại nhà nhanh chóng và an toàn. Trong nội dung dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp tự nhiên giúp làm sạch đường thở và giúp bé yêu dễ chịu hơn.

Nguyên nhân gây đờm ở trẻ nhỏ

Đờm là chất nhầy được tiết ra từ các tế bào niêm mạc của hệ hô hấp để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như bụi, vi khuẩn, và virus. Tuy nhiên, khi trẻ bị mắc các bệnh như: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản hoặc dị ứng,… lượng đờm sẽ tăng lên và gây khó khăn trong việc hô hấp. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ba mẹ tìm được cách làm giảm đờm cho trẻ an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân gây đờm ở trẻ em
Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ tìm được cách giảm đờm cho con hiệu quả, an toàn

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đờm ở trẻ nhỏ:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản,…  
  • Dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: Lông động vật, phấn hoa, bụi,… cơ thể sẽ tăng cường sản xuất đờm để bảo vệ hệ hô hấp.
  • Môi trường sống ô nhiễm: khói, bụi, khói thuốc lá, nấm mốc,… khiến hệ hô hấp của trẻ bị kích ứng. Từ đó tạo điều kiện hình thành đờm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có đờm

Để biết trẻ có bị đờm hay không, cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện của các con. Dựa vào đó để có những cách làm giảm đờm cho trẻ an toàn và hiệu quả. Các biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ có đờm:

  • Nước mũi đặc sệt, có màu vàng hoặc xanh.
  • Tiếng thở khò khè hoặc thở rít, chủ yếu thở bằng miệng.
  • Trẻ ho có đờm, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc và khó chịu vì cảm giác nghẹt ở cổ họng.
  • Sưng mũi hoặc nghẹt do dịch chảy từ mũi chảy xuống họng.
Dấu hiệu nhận biết đờm ở trẻ em
Các triệu chứng khi trẻ có đờm rất dễ nhận biết

Cơ thể trẻ em rất non nớt và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Nếu thấy các triệu chứng kể trên kéo dài có kèm theo sốt cao, trẻ quấy khóc liên tục ba mẹ nên đưa các con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Cách làm giảm đờm cho trẻ tại nhà nhanh chóng

Để giảm đờm cho trẻ, ba mẹ có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà và kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hút mũi cho trẻ

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sử dụng dụng cụ hút mũi là cách hiệu quả để loại bỏ chất nhầy và đờm trong đường hô hấp. Cha mẹ có thể mua các loại dụng cụ hút mũi tại các hiệu thuốc. Khi sử dụng, hãy lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Hút mũi cho trẻ để giảm đờm
Hút mũi giảm đờm

Cách làm giảm đờm cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là một phương pháp an toàn và hiệu quả để làm loãng đờm và làm sạch đường hô hấp. Ba mẹ có thể nhỏ vài giọt nước muối vào mũi trẻ để giúp làm sạch niêm mạc mũi, giúp bé thở dễ dàng hơn.  

Uống nhiều nước ấm

Nước ấm có tác dụng làm loãng đờm, giúp trẻ dễ dàng ho và tống đờm ra ngoài. Bạn có thể cho trẻ uống nước ấm, nước canh ấm,… để làm giảm triệu chứng đờm ở cổ họng. Với những trẻ trên 1 tuổi, ba mẹ có thể pha mật ong với nước ấm giúp làm dịu cổ họng và giảm đờm cho trẻ rất hiệu và và dễ uống.

Cách làm giảm đờm cho trẻ bằng phương pháp vỗ rung  

Vỗ rung cũng là cách làm giảm đờm cho trẻ hiệu quả, kích thích gây ho cho để dễ tống đờm ra ngoài hơn. Trước hết ba mẹ cần đặt đặt trẻ sao cho có thể vỗ được vào vùng lưng của con. Khi vỗ, hãy khum bàn tay lại và vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ để giúp long đờm. 

Cách làm giảm đờm cho trẻ
Vỗ rung là cách làm giảm đờm cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng

Lưu ý: Hãy vỗ nhẹ nhàng vào vùng vùng phổi. Tránh vỗ vào cột sống hoặc phần bụng của trẻ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể làm cho đờm trong cổ họng của trẻ trở nên đặc và khó thở hơn. Do đó, việc duy trì độ ẩm trong phòng là rất quan trọng. Ba mẹ có thể  sử dụng máy tạo độ ẩm để làm tăng độ ẩm trong không khí. Giúp làm loãng đờm để trẻ dễ dàng ho và tống đờm ra ngoài.

Cách làm giảm đờm cho trẻ bằng xông tinh dầu

Xông tinh dầu cũng là cách giúp trẻ giảm đờm mà nhiều phụ huynh áp dụng và rất hiệu quả. Một số loại tinh dầu giúp làm giảm đờm hiệu quả có thể sử dụng như: Tinh dầu tràm, sả chanh, tinh dầu khuynh diệp,…

Để trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Khi trẻ nằm thấp hoặc nằm thẳng có thể khiến đờm đọng lại trong cổ họng làm trẻ khó thở và ho nhiều hơn. Do đó, khi ngủ ba mẹ có thể đặt một chiếc gối mềm dưới đầu của trẻ để giúp đờm dễ dàng thoát ra ngoài và trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

Sử dụng gối đầu cho trẻ
Ba mẹ có thể kê một chiếc gối mềm dưới đầu trẻ để giúp đờm dễ dàng thoát ra ngoài

Dùng hành tây và mật ong

Hành tây có chứa các hợp chất chống viêm, chống khuẩn rất tốt. Bạn có thể lấy hành tây, cắt nhỏ và ngâm trong mật ong khoảng 30 phút. Sau đó, chắt lấy nước cốt cho trẻ uống 1-2 lần mỗi ngày để giúp làm loãng đờm và giảm ho hiệu quả.

Cách làm giảm đờm cho trẻ bằng quất và đường phèn

  • Nguyên liệu: 500g quất tươi, 200g đường phèn. Hoặc có thể thay thế đường phèn bằng 100g mật ong.
  • Cách làm: Rửa sạch quất, cắt làm đôi. Sau đó đem đi hấp cách thuỷ với đường phèn (hoặc mật ong) trong khoảng 15 – 20 phút. Để nguội rồi cho trẻ dùng cả cái lẫn nước. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày và mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

Cách phòng ngừa tình trạng đờm ở trẻ

Cách phòng ngừa đờm cho trẻ
Thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm các triệu chứng đờm cho trẻ

Ngoài những cách làm giảm đờm cho trẻ kể trên, để giúp trẻ không gặp phải tình trạng đờm nhiều, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đơn giản như:

  • Giữ cho không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và có độ ẩm vừa phải.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng.
  • Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt là trong những mùa có dịch bệnh, khi thay đổi thời tiết hoặc trời lạnh.

Ba mẹ cũng có thể tham khảo các sản phẩm Azka của Công ty Cổ phần Anvy. Với thành phần hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên kết hợp cùng công nghệ chiết xuất EECV hiện địa từ Đức. Giúp chiết xuất tối đa các hoạt chất có trong dược liệu. Sản phẩm có thể sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ. Hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, giảm đờm, thông thoáng đường hô hấp,… Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của các bệnh đường hô hấp gây đờm như: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, hen phế quản,…

Kết luận

Đờm tích tụ ở cổ họng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của các con. Những cách làm giảm đờm cho trẻ trên có thể giúp con nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *