Công dụng của bách bộ: Thảo dược quý trong y học cổ truyền

Bách bộ là một loại thảo dược quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây bách bộ thường được biết đến với công dụng trị ho, chống ký sinh trùng, làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm,… Thảo dược này xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ truyền từ hàng ngàn năm qua. Cùng tìm hiểu về công dụng của bách bộ trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về cây bách bộ

Hình ảnh cây bách bộ
Hình ảnh cây bách bộ

Cây bách bộ có tên khoa học là Stemona tuberosa Lour, thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Cây thuộc loại thân thảo leo, sống lâu năm, phân bố chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thường mọc hoang ở các vùng núi, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây bách bộ phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang và một số vùng Tây Nguyên.

Cây thích hợp phát triển ở những nơi có đất tơi xốp, ẩm với độ cao từ 500 – 1500m so với mực nước biển. Bộ phận chính được sử dụng trong dược liệu của cây bách bộ là củ. Sau khi thu hái, củ bách bộ được rửa sạch, bỏ phần vỏ ngoài, sau đó được phơi hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng lâu dài. 

Vị thuốc bách bộ
Củ bách bộ sau khi đã sơ chế

Công dụng của bách bộ dược liệu đã được chứng minh trong y học để chữa các bệnh đường hô hấp, giảm ho, long đờm, diệt côn trùng và các bệnh viêm nhiễm,… Củ khô có thể được dùng trực tiếp hoặc chế biến thành các sản phẩm dược liệu khác như bột, cao, hoặc viên nang để chữa bệnh.

Công dụng của bách bộ trong y học cổ truyền

Theo Đông y, vị thuốc bách bộ có vị ngọt, đắng, tính hơi ấm. Công dụng của bách bộ là nhuận phế, sát trùng. Vậy nên dược liệu này thường được dùng để hỗ trợ giảm ho, long đờm, ngăn ngừa hen suyễn, giảm viêm, giảm đau và điều trị một số bệnh ngoài da. 

Liều dùng khuyến cáo: 8 – 16g/ngày, dạng nước sắc, siro hoặc viêm ngậm.

Kháng khuẩn

Công dụng của bách bộ (rễ cây) trong việc diệt vi khuẩn ở ruột già. Kháng vi khuẩn của bệnh lỵ và thương hàn.

Công dụng của bách bộ trong việc giảm ho  

Công dụng của bách bộ trong việc giảm ho
Công dụng của bách bộ trong việc giảm ho

Theo các nghiên cứu đa chứng minh trong y học cổ truyền, theo dõi trên 100 bệnh nhân sử dụng nước sắc bách bộ. Cho thấy công dụng của bách bộ trong việc chữa ho là do stemonin có trong rễ cây làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật. Gây ức chế phản xạ ho nên có tác dụng trị ho. 

Diệt ký sinh trùng

Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của rễ cây bách bộ. Công dụng diệt các loại ký sinh trùng như: ấu trùng ruồi, muỗi, rệp, chấy rận, bọ chét,…

Diệt côn trùng

Pha rượu thuốc bách bộ với rượu 70 độ tỷ lệ 1/10. Công dụng của bách bộ khi phun dung dịch đó vào rận bạn sẽ thấy rận chết sau một phút.

Công dụng của bách bộ trong một số bài thuốc và cách dùng

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây bách bộ cùng một số dược liệu khác để chữa bệnh bạn có thể tham khảo. Lưu ý cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng. 

Điều trị lao phổi

  • Nguyên liệu: Bách bộ 20g, đơn bì 10g, đào nhân 10g, hoàng cầm 10g. 
  • Cách làm: Sắc các thảo dược trên với 1 lít nước. Đun đến khi cạn còn khoảng 80ml. Chia nước thuốc sắc làm 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 3 tháng bạn sẽ thấy có chuyển biến.

Công dụng của bách bộ trong điều trị ho lâu ngày

  • Nguyên liệu: 80g bách bộ 
  • Cách làm: Rửa sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước đem sắc lại cho dẻo quánh như cao. Dùng 1 muỗng canh uống với nước ấm. Uống 3 lần/ngày.

Trị ho nhiều

  • Nguyên liệu: Bách bộ cả dây lẫn rễ
  • Cách làm: Rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt. Sau đó trộn cùng với mật ong đem nấu thành cao. Mỗi lần dùng lấy một ít ngậm nước tầm 15 phút rồi nuốt từ từ.

Công dụng của bách bộ trị ho không dứt

  • Nguyên liệu: Bách bộ 
  • Cách làm: Rửa sạch, đem nướng trên than đỏ cho đến khi khô lại. Sau đó tán thành bột. Mỗi lần dùng lấy một ít ngậm với nước khoảng 15 phút rồi nuốt xuống sẽ thấy êm họng ngay.

Trị chấy, rận, bọ chét

  • Nguyên liệu: Bách bộ 120g, cồn
  • Cách làm: Ngâm bách bộ với 1 lít cồn. Sau 24 giờ sức ở ngoài da.

Điều trị bệnh ngoài da 

Công dụng của bách bộ trong chữa các bệnh ngoài da như: mề đay, lở loét, mẩn ngứa,…

  • Nguyên liệu: Củ bách bộ tươi
  • Cách dùng: Rửa sạch, cắt mỏng sau đó xát vào chỗ ngứa. Hoặc cũng có thể giã nát lấy nước rồi bôi lên vùng bị lở loét ngày 2 lần.

Diệt bọ gậy và côn trùng

  • Nguyên liệu: Thân hoặc củ bách bộ
  • Cách làm: Rửa sạch, đem củ hoặc thân bách bộ giã nát sau đó nấu cô đặc. Đổ trực tiếp vào nơi có bọ gậy hoặc côn trùng hay lui tới.  

Những lưu ý khi sử dụng bách bộ

Mặc dù công dụng của bách bộ tốt cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng bạn vẫn cần lưu ý:  

  • Tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc hoặc chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý cắt giảm hoặc dùng quá liều chỉ định.
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng cho trẻ em nhỏ bởi có thể gây phản ứng phụ, đặc biệt là khi dùng với liều cao.
  • Người bị suy gan, thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe.

Cây bách bộ là một dược liệu quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Công dụng của bách bộ đã được chứng minh trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da,… Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích của dược liệu này, người dùng cần lưu ý tuân thủ đúng liều lượng và có sự hướng dẫn của các thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng dược liệu hoặc tăng giảm liều lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *