Thường xuân là 1 loại cây mọc xanh tốt quanh năm (như tên gọi) nên thường được sử dụng làm cảnh. Nó còn có một số tên gọi khác như: cây Vạn niên, cây cảnh Dây Nguyệt Quế, cây Trường Xuân …Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược trị ho rất tốt.
Tên khoa học là Hedera helix. Bộ phận dùng là lá
Cây thường xuân
Thành phần hóa học:
Các thành phần chính trong lá thường xuân, đóng góp vào hiệu quả trị ho bao gồm:
- Saponin (4-5%): Hederasaponin B, Hederasaponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin.
- Trong đó α-hederin đóng vai trò quan trọng trong tác dụng long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm), giảm co thắt phế quản nên làm dịu cơn ho.
- Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin.
Theo y học cổ truyền, thường xuân có vị đắng, cay, tính mát; quy vào kinh phế, có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng. Thường được sử dụng điều trị ho,
Tác dụng theo Y học hiện đại
1. Tác dụng chống viêm
Hoạt chất hederasaponin-C, -E và -F trong cao khô lá thường xuân có tác dụng chống viêm cấp tính bằng cách ngăn chặn bradykinin hoặc các chất trung gian gây viêm khác. Cơ chế thông qua tác động ức chế tổng hợp prostaglandin. Nghiên cứu trong chứng phù chân cấp tính do carrageenan gây ra ở chuột. Các hoạt chất trong lá thường xuân và indomethacin( thuốc đối chứng) được cho uống với hàm lượng 0,02 và 20mg / kg trọng lượng cơ thể. Kết quả Indomethacin và hederacolchiside-F được xác định là những hợp chất chống viêm rất mạnh [1]
2. Tác dụng chống co thắt
Các saponin có trong lá thường xuân: hederacoside C và α-hederin, cùng với hederagenin thu được bằng cách thủy phân; các hợp chất phenolic: quercetin, kaempferol và axit 3,5-O-dicaffeoyl-quinic cho thấy hoạt động chống co thắt do acetylcholine gây ra ở hồi tràng chuột lang cô lập. Sử dụng thuốc đối chứng so sánh là papaverin. Tác dụng chống co thắt được tìm thấy đối với α-hederin và hederagenin, tiếp theo là axit dicaffeoylquinic và các dẫn xuất flavonol, vì vậy các hợp chất khác nhau có trong dịch chiết lá thường xuân có tác dụng giảm co thắt [2].
3. Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt chất hederacoside C, thể hiện hoạt tính chống lại 23 chủng sau được thử nghiệm (22 vi khuẩn và một chủng nấm men) [4]. Ngoài ra Hederacoside C đã được báo cáo là có hoạt tính kháng vi rút chống lại vi rút cúm A2 / Japan-305 ở nồng độ 100 µg / ml [3]
4. Tác dụng giãn phế quản
α-Hederin trong lá thường xuân làm tăng giãn phế quản do isoprenaline gián tiếp gây ra bằng cách ức chế thụ thể muscarinic như methacholine
Một nghiên cứu chéo ngẫu nhiên, đối chứng với giả dược, mù đôi được thực hiện trên 30 trẻ bị hen suyễn dị ứng dai dẳng nhẹ một phần hoặc không kiểm soát được. Người bệnh hoặc nhận được chiết xuất từ lá thường xuân khô trong 4 tuần ngoài việc hít vào liệu pháp corticosteroid hoặc giả dược, sau đó là giai đoạn tẩy rửa trước khi chuyển sang điều trị khác. Có sự cải thiện đáng kể của chỉ số hô hấp MEF (75-25), MEF25 và VC (dung tích sống) sau khi uống với chiết xuất cao khô lá thường xuân
Từ những tác dụng trên cho thấy lá thường xuân là 1 dược liệu có nhiều tác dụng trên các bệnh lý hô hấp, đặc biệt các chứng bệnh như ho, hen suyễn ở các đối tượng trẻ em. Hiện nay có nhiều sản phẩm trên thị trường có chứa thành phần cao khô lá thường xuân trong công thức. Tuy nhiên hàm lượng hoạt chất có tác dụng ở mỗi sản phẩm, mỗi 1 công ty sản xuất sẽ khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn 1 sản phẩm để tin dùng cũng nên được cân nhắc.