Hen phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, xuất hiện ở mọi đối tượng. Người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực, ho,… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có cách điều trị và phòng tránh kịp thời.
Bệnh hen phế quản là gì?
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn – một trong những bệnh lý về đường hô hấp nhiều người mắc phải. Đây là tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính, làm cho phế quản (các ống dẫn không khí vào phổi) trở nên nhạy cảm với các tác nhân kích thích bên ngoài.
Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản sẽ phản ứng bằng cách co thắt lại, phù nề và tăng tiết đờm. Từ đó gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở nên xuất hiện các dấu hiệu khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho nhiều lần. Các triệu chứng này thường xảy vào sáng sớm hoặc ban đêm.
Bệnh hen suyễn có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa. Bệnh có thể hồi phục tự nhiên hoặc diễn biến nặng hơn và gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Triệu chứng hen phế quản
Bệnh hen suyễn có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm:
- Khó thở : Đây là triệu chứng điển hình nhất. Cơn khó thở thường nhiều về đêm, theo mùa hoặc sau một số kích thích.
- Khò khè, thở rít, hụt hơi.
- Ho khan, ho kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sau khi vận động.
- Tức ngực như bị đè nặng, nhất là khi cơn hen xuất hiện.
Các triệu chứng này thường xảy ra hoặc nặng hơn vào ban đêm, khi bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Hoặc người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hoá chất,…
Nguyên nhân hen phế quản do đâu?
Bệnh hen suyễn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ chủ quan đến khách quan. Một số nguyên nhân chính gây bệnh có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị hen, nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại sẽ cao hơn.
- Dị ứng: Những người bị dị ứng với đường hô hấp (phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, khói thuốc,..). Hoặc dị ứng với thực phẩm ( tôm, cua, cá, trứng, thịt gà,…).
- Môi trường bị ô nhiễm: bụi bẩn, khói thuốc lá, hoá chất, khí phải của các phương tiện giao thông,…
- Một số loại thuốc khởi phát cơn hen phế quản như: aspirin, penicillin…
- Một số bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…
- Các yếu tố kích thích: Thời tiết thay đổi, căng thẳng, lo âu, vận động mạnh
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Bệnh có thể nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách. Trong một số trường hợp, bệnh hen phế quản có thể trở nên nguy hiểm và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Nhiễm khuẩn phế quản
- Tràn khí màng phổi
- Khí phế thũng
- Xẹp phổi
- Suy hô hấp
Cần đưa người bệnh đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất nếu thấy có các triệu chứng:
- Khó thở
- Thở nhanh và gấp trên 60 lần/phút
- Cánh mũi phập phồng
- Hõm khoang liên sườn
- Toàn thân tím tái
Cách điều trị và phòng tránh bệnh
Hen phế quản là bệnh lý mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh có thể kiểm soát và làm giảm triệu chứng bằng các phương pháp sau:
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh hen phế quản, bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào lý do vào viện của người bệnh cùng các triệu chứng.
- Đo chức năng hô hấp: Phương pháp này giúp đo lượng không khí mà bệnh nhân có thể hít vào và thở ra, từ đó xác định mức độ co thắt của phế quản.
- Test dị ứng: Xác định các tác nhân dị ứng có thể gây ra cơn hen.
- Chẩn đoán hình ảnh: X-Quang ngực hoặc CT Scan.
- Thực hiện các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.
Cách điều trị bệnh
Sau khi bác sĩ xác định được nguyên nhân bệnh do đâu, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể. Một số thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị bệnh hen phế quản:
- Thuốc cắt cơn: Chỉ dùng để cắt các cơn hen và giảm triệu chứng khi người bệnh khó thở hoặc gặp đợt cấp hen (Ventolin, Berodual, Salbutamol …)
- Thuốc kiểm soát bệnh hen suyễn: Dùng để kiểm soát bệnh trong thời gian dài, như corticosteroid dạng hít, thuốc đường hít kết hợp, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài,…
- Thuốc chống dị ứng: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine hoặc liệu pháp miễn dịch dị ứng.
Các biện pháp phòng tránh bệnh
- Tránh các tác nhân kích thích: Người bệnh hen phế quản cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa và các tác nhân khác gây dị ứng.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ: Nhà ở nên thông thoáng, không có bụi bẩn, nấm mốc.
- Tập thể dục hợp lý: Các bài tập nhẹ nhàng, như yoga hoặc đi bộ, có thể giúp cải thiện chức năng hô hấp.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C và omega-3, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng phổi.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và tránh căng thẳng, lo âu là rất quan trọng.
- Điều trị tận gốc các bệnh lý đường hô hấp có thể gây ra bệnh hen suyễn.
- Tiêm phòng đầy đủ.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên
Sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên đang là xu hướng được nhiều người hướng đến hiện nay. Đặc biệt là các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên.
Nếu đang gặp các triệu chứng của bệnh hen phế quản thì Azka Phổi chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thảo dược tự nhiên quý hiếm như: Sài hồ, Tiền hồ, Hoàng Cầm, Cát Cánh, Thanh hao hoa vàng, Đảng sâm,… Sản xuất trên dây chuyền công nghệ EECV hiện đại từ Đức giúp đảm bảo tối đa hàm lượng dược chất có trong thảo dược.
- Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giúp thông thoáng đường hô hấp.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản, hen phế quản.
Sản phẩm từ thảo dược thuần tự nhiên nên phù hợp sử dụng cho cả đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để phòng ngừa bệnh hen suyễn cũng như các bệnh đường hô hấp khác.
Việc tìm hiểu về bệnh hen phế quản không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn có thể hỗ trợ những người xung quanh. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể kiểm soát tốt triệu chứng và sống một cuộc sống bình thường. Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ tái phát cơn hen.