Hen phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết để phòng tránh kịp thời

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em lại cao gấp đôi so với người lớn. Bệnh hen phế quản xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau, mỗi trẻ em lại có triệu chứng riêng biệt. Vậy nên việc tìm hiểu và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp xử lý kịp thời.

Hen phế quản ở trẻ em là gì ?

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn – bệnh lý ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây ra viêm và hẹp các đường dẫn khí trong phổi. Khi gặp phải các tác nhân gây kích thích phế quản, vốn đã nhạy cảm trẻ em sẽ phản ứng lại một cách dữ dội. Hen phế quản ở trẻ em thường xảy ra theo từng đợt, với những triệu chứng có thể trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm. 

Hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em

Đối với những trường hợp bị hen phế quản nhẹ, trẻ em sẽ chỉ bị khó chịu và ho. Tuy nhiên đối với những trường hợp bị hen phế quản nặng, trẻ em sẽ gặp tình trạng thở nặng nề xuất hiện thường xuyên có thể khiến cho trẻ em phải nhập viện ngay lập tức nếu không xử lý kịp thời sẽ xảy ra nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây ra hen phế quản

Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ em
Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản ở trẻ em xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau: 

  • Di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình: Bố, mẹ bị hoặc cả 2 người bị thì con có nguy bị cơ bị hen phế quản tầm từ 40% – 50%.
  • Dị ứng:
    • Môi trường: bụi, phấn hoa, lông động vật,..
    • Thực phẩm: hải sản, các loại hạt, trứng,…
  • Khí hậu: Thay đổi thời tiết, không khí lạnh, ẩm ướt, giao mùa.
  • Trẻ bị sốc tâm lý, căng thẳng hoặc bị xúc động quá mức.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp do virus: virus hợp bào hô hấp (RSV), cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi có thể gây viêm đường thở, kích hoạt cơn hen và làm tổn thương hệ hô hấp.

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Các triệu chứng hen phế quản ở trẻ
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc hen phế quản

Một số triệu chứng hen phế quản thường gặp ở trẻ em có thể kể đến:

  • Khó thở: Người bình thường hít 1 lần được hơi dài nhưng đối với người bị hen chỉ hít 1 hơi ngắn nhất định. Mỗi lần lên cơn hen trẻ em sẽ thấy khó thở hoặc không thở được. Khi khó thở nhiều, trẻ em còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,..
  • Ho nhiều, tái phát liên tục trong thời gian ngắn: Hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn so với người lớn cho nên rất dễ gặp các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu trẻ em ho nhiều mà bị tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen phế quản.
  • Thở khò khè, thở rít: Đây là dấu hiệu chung của bệnh hen phế quản ở trẻ em. Tình trạng này xảy ra do niêm mạc phế quản sưng to làm hẹp ống thở, khi không khí đi qua sẽ có tiếng khò khè. Đi kèm với đó là hiện tượng thở gấp nhất là sau khi trẻ em vận động quá mạnh.
  • Tức ngực: Cảm giác ngực bị tức nặng hoặc bị đè nén, khiến trẻ em cảm thấy khó chịu khi thở.

Phân loại hen phế quản ở trẻ em

Phân loại theo triệu chứng:

  • Khò khè khởi phát do virus: Cơn hen xuất hiện theo từng đợt riêng biệt, thường đi kèm với tình trạng viêm đường hô hấp trên do virus. Ngoài các đợt hen, trẻ thường không có các triệu chứng.  
  • Khò khè khởi phát do vận động: Khi trẻ vận động thể lực gắng sức các cơn hen thường xuất hiện. Trong thời điểm này trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và không có triệu chứng gì.  
  • Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: Các cơn hen khởi phát do các yếu tố như: thời tiết thay đổi, vận động, môi trường bị ô nhiễm, dị ứng, khói thuốc lá,… Những trẻ có cơ địa dị ứng thường hay gặp các dấu hiệu này. Triệu chứng có thể xuất hiện giữa các đợt hen.
Phân loại hen phế quản ở trẻ
Phân loại hen phế quản ở trẻ em

Phân loại hen phế quản ở trẻ em theo thời gian

  • Hen phế quản thoáng qua: Các triệu chứng thường bắt đầu và kết thúc trước 3 tuổi. Đối tượng dễ mắc gồm: trẻ sinh non, nhẹ cân, gia đình có người hút thuốc lá, tái nhiễm virus nhiều lần, không có cơ địa dị ứng.
  • Hen phế quản kéo dài: Các triệu chứng kéo dài trước 3 tuổi và tiếp tục sau đó.
  • Hen phế quản khởi phát muộn: Trẻ em có triệu chứng hen phế quản sau 3 tuổi.

Hen phế quản ở trẻ em có khỏi được không ?

Bệnh hen phế quản ở trẻ em khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ giúp kiểm soát được bệnh. Một số trẻ em có thể giảm hoặc tự khỏi hẳn khi lớn lên. Một số khác có thể phải sống chung với bệnh suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thế nên cha mẹ cần chú ý đến những triệu chứng hen ở trẻ để kịp thời xử lý. 

Các biến chứng xảy ra nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:

  • Xẹp phổi
  • Suy hô hấp
  • Nhiễm khuẩn hô hấp
  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất 
  • Biến dạng lồng ngực
  • Khí phế thũng

Cha mẹ nên lưu ý phải theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc đã kê. Ngoài ra cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích gây dị ứng như: lông động vật, đồ ăn, thời tiết,…

Điều trị hen phế quản ở trẻ em như thế nào?

Hen phế quản là loại bệnh mãn tính và có thể sẽ theo trẻ đến suốt đời. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng kể trên, ba mẹ cần đưa con đến các cơ sở ý tế để được bác sĩ chẩn đoán mức độ hen phế quản và đưa ra cách điều trị phù hợp. 

Cách điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc kiểm soát bệnh hen phế quản ở trẻ mà bác sĩ thường kê gồm 2 loại là thuốc giảm đau và thuốc kiểm soát dài hạn.

Thuốc giảm đau nhanh (điều trị cơn hen cấp)

Những loại thuốc này được dùng trong các đợt bùng phát cơn hen phế quản ở trẻ em, giảm đau nhanh chóng và mở rộng đường hô hấp của trẻ

  • Thuốc giãn phế quản
  • Thuốc dạng hít kết hợp với steroid
  • Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm 
  • Một số loại thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài (formoterol)
Thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em
Một số loại thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em theo đơn

Thuốc kiểm soát dài hạn (thuốc ngoài điều trị cơn hen cấp)

Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn dùng hàng ngày có tác dụng giảm tần suất cơn hen cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn hen:

  • Thuốc Steroid dạng hít
  • Thuốc hít kết hợp steroid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
  • Thuốc đối kháng muscarinic tác dụng kéo dài
  • Thuốc kháng leukotriene
  • Thuốc sinh học hen suyễn

Cách điều trị hen phế quản cho trẻ tại nhà

Ngoài ra, đối với những trường hợp hen phế quản mức nhẹ và vừa, cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa trị từ nguyên liệu thiên nhiên cho trẻ em.

Trị hen phế quản ở trẻ em bằng tía tô và ô mai mơ

Trị hen phế quản ở trẻ em bằng tía tô và ô mai mơ
Kết hợp tía tô và ô mai mơ hỗ trợ cắt cơn ho, giảm đờm, nặng ngực hiệu quả.

Chuẩn bị: 

  • Một nắm lá tía tô
  • 50ml rượu trắng
  • 0,5kg mơ
  • 80g muối

Cách làm:

  • Vò nát lá tía tô với muối, nên nhớ bỏ lần nước đầu tiên
  • Rửa mơ với nước muối pha loãng
  • Trộn 3 nguyên liệu lại vào cùng 1 lọ, đổ nước sấp bề mặt quả mơ và nén lại bằng vật nặng.

Ngâm trong khoảng 1 tuần đến 2 tuần rồi cho trẻ ngậm 2 – 3 quả/ngày. Sau đó khoảng  3 – 5 ngày trẻ sẽ cắt cơn ho, giảm đờm, nặng ngực.

Trị hen phế quản ở trẻ em bằng mật ong và chanh vàng

Trị hen phế quản ở trẻ em bằng mật ong và chanh vàng
Kết hợp mật ong với chanh giúp thông thoáng đường thở, long đờm ở phế quản, giúp trẻ dịu nhanh chóng cơn hen.

Chuẩn bị:

  • 1kg chanh vàng
  • 600g đường phèn
  • 1l mật ong 
  • Muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch chanh sau đó đem chanh thái thành lát mỏng
  • Đập nhỏ đường phèn
  • Xếp lần lượt lớp chanh đến lớp đường phèn 
  • Đổ mật ong ngập toàn bộ bề mặt và đậy nắp kín, ngâm trong khoảng 1 tháng

Cha mẹ có thể cho trẻ 1 thìa nhỏ hỗn hợp để giảm nhanh triệu chứng. Đối với trẻ em hen phế quản nặng hơn có thể uống 3 thìa/ngày. Loại đồ uống này được các chuyên gia đánh giá có tác dụng thông thoáng đường thở, long đờm ở phế quản, giúp trẻ dịu nhanh chóng cơn hen.

Cách phòng tránh hen phế quản cho trẻ nhỏ

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh hen phế quản:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:  khói bụi, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: phấn hoa, lông thú cưng.
  • Tiêm vacxin đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và hoa quả trong bữa ăn 
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất tránh tình trạng béo phì 

Ngoài ra cha mẹ có thể phòng ngừa sớm cho trẻ bằng các sản phẩm thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính. Azka Phổi là một trong những sản phẩm được người dùng đánh giá cao về công dụng giảm nhanh các triệu chứng hen phế quản ở trẻ.

  •  Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giúp thông thoáng đường hô hấp.
  •  Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản, hen phế quản ở trẻ em
Azka phổi
Azka phổi

Azka Phổi được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên giàu dưỡng chất kết hợp với dây chuyền sản xuất EECV tiên tiến, hiện đại do hãng Devex – CHLB Đức chuyển giao độc quyền cho công ty Anvy. Giúp chiết xuất tối đa các hoạt chất có trong dược liệu. Đặc biệt trong thời gian giao mùa, trẻ rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho trẻ để phòng tránh cho con khỏi những tác động thay đổi của thời tiết. 

Kết luận

Bệnh hen phế quản ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu trẻ em có dấu hiệu của bệnh hen phế quản kể trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *