Ho có đờm kéo dài: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm

Ho có đờm là triệu chứng phổ biến xuất hiện cả ở người lớn và trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, cảm cúm,…. Tuy nhiên ho có đờm kéo dài có thể là cảnh báo về nhiều bệnh lý hô hấp tiềm ẩn. Tình trạng này khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.  

Ho có đờm kéo dài là gì?

Ho có đờm kéo dài là tình trạng ho liên tục trong thời gian dài, đi kèm với sự xuất hiện của chất nhầy (đờm) trong đường hô hấp. Đờm thường xuất hiện khi cơ thể phản ứng với các kích thích như vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, hóa chất, lông động vật,…

Ho có đờm kéo dài
Ho có đờm kéo dài

Đờm có thể có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, xanh, vàng, hoặc thậm chí có lẫn máu), tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc suy giảm chức năng hô hấp.

Ho có đờm kéo dài nguyên nhân do đâu?

Đa số tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ những nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp của bạn đang gặp vấn đề.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus là nguyên nhân hàng đầu gây ho đờm kéo dài. Các bệnh lý gây nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp bao gồm:

  • Viêm phế quản: Nhiễm trùng ở phế quản gây tăng tiết chất nhầy, dẫn đến ho dai dẳng và khó thở.
  • Viêm phổi: Khi nhiễm khuẩn lan xuống phổi, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra nhiều đờm để bảo vệ phổi.
  • Viêm họng hoặc viêm amidan: Nhiễm trùng vùng họng và amidan cũng khiến đường hô hấp tiết ra đờm nhiều hơn bình thường.

Ho có đờm kéo dài do tiếp xúc với môi trường gây dị ứng

  • Dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng, bụi mịn hoặc thực phẩm (trứng, sữa, hải sản,…) có thể gây ho kéo dài có đờm.
  • Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, hóa chất công nghiệp hoặc khói bụi làm tổn thương niêm mạc hô hấp, gây kích ứng và tăng tiết đờm.

Các bệnh lý mãn tính

  • Hen suyễn: Bệnh nhân hen suyễn thường gặp tình trạng co thắt đường hô hấp kèm tiết đờm, gây ho dai dẳng.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Xảy ra ở những người hút thuốc lá lâu năm hoặc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản và họng có thể gây kích ứng, làm tăng tiết đờm và dẫn đến bị ho có đờm kéo dài, đặc biệt vào ban đêm.

Thay đổi thời tiết

Thời tiết lạnh gây khô và kích ứng đường hô hấp, dẫn đến ho và tiết đờm. Hoặc khi nhiệt độ hoặc độ ẩm thay đổi đột ngột, cơ thể có thể phản ứng bằng cách tiết nhiều đờm hơn.

Các biện pháp điều trị và phòng tránh ho có đờm kéo dài

Bị ho đờm kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các biện pháp điều trị hiệu quả và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

  • Thuốc long đờm: Giúp làm loãng đờm, dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài.  
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi ho đờm kéo dài do nhiễm khuẩn, cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin: Sử dụng trong trường hợp ho do dị ứng.
  • Thuốc giảm ho: Chỉ sử dụng khi ho quá nặng, làm gián đoạn giấc ngủ và sinh hoạt.

Điều trị ho có đờm kéo dài tại nhà

  • Xông hơi: Dùng nước nóng pha với tinh dầu bạc hà, khuynh diệp,… giúp làm loãng đờm và thông đường thở.
  • Súc miệng bằng nước muối: Giảm viêm, làm sạch họng và giảm ho.
  • Uống nhiều nước: Giúp làm loãng đờm và giữ cho cổ họng không bị khô.
  • Trà thảo mộc: Trà gừng, mật ong,… giúp làm dịu cơn ho và giảm đờm hiệu quả.

Các biện pháp phòng tránh ho đờm kéo dài

  • Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa lạnh hãy giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi.
  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm như Azka Nhỏ Mũi để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều vitamin C, E từ các loại trái cây như cam, quýt, kiwi,…
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
  • Ngủ đủ giấc hỗ trợ cơ thể tái tạo và tự phục hồi.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm tổn thương phổi, kích thích tiết đờm.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi: Cách phòng ngừa ho có đờm kéo dài là tránh các khu vực ô nhiễm hoặc sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
  • Kiểm soát dị ứng: Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông thú cưng nếu bạn có cơ địa dị ứng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và ngăn ngừa biến chứng.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như: Azka Mũi Họng Trẻ Em, Azka Mũi Họng Người Lớn, Azka Nhỏ Mũi.

Ho có đờm kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Hãy chủ động phòng ngừa để tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và gia đình.  

Azka Mũi Họng – Giải pháp toàn diện cho hệ hô hấp khỏe mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *