Lá thường xuân: Công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít ai biết

Thường xuân không chỉ không chỉ giúp tô điểm cho không gian sống mà còn là dược liệu quý trong y học. Trong lá thường xuân chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp, viêm nhiễm, da liễu và nhiều bệnh lý khác. Cùng tìm hiểu chi tiết về thảo dược này trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về cây thường xuân

Giới thiệu khái quát 

  • Tên tiếng Việt: Cây thường xuân 
  • Tên gọi khác: Cây Vạn niên, dây Nguyệt quế, cây Trường xuân, dây lá Nho,…  
  • Tên khoa học:  Hedera helix.
  • Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)  

Đặc điểm nhận dạng

Cây thường xuân
Cây thường xuân
  • Thân leo, mảnh và dài từ 20 – 30m. Thân cây thường xuân được chia thành nhiều đốt, trên mỗi đốt có thể mọc ra các rễ phụ và lá mới. Thân cây có khả năng bám vào tường, cây cối hoặc các bề mặt khác nhờ vào các rễ phụ dính mọc từ thân. 
  • Lá thường xuân có hình dáng đặc trưng với nhiều loại lá khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi và vị trí của lá trên thân cây. Lá cây mọc so le, dài từ 50 – 100mm. Cuống lá dài từ 15 – 20mm. 
    • Lá non: Thường có màu xanh nhạt, mềm mại, có lông và có chia thuỳ.
    • Lá già: Có màu xanh đậm, hình dáng giống ngôi sao hoặc hình tim. Lá to hơn và thường mọc thành bụi. Các gân lá nổi rõ, đặc biệt là ở phần mặt dưới.
  • Hoa: Thường mọc thành chùm, có màu vàng lục, đường kính từ 3 – 5cm. Hoa nở từ cuối mùa hè cho đến cuối mùa thu. Nhiều mật và thu hút nhiều loại côn trùng thụ phấn.
  • Quả: Quả nhỏ, có màu tím đen hoặc vàng cam.  

Phân bố

Dây thường xuân là loài cây ưa bóng râm, hơi chịu bóng và xanh tốt quanh năm. Cây thường phát triển mạnh ở các khu vực rừng núi, ven sông, vách đá hay nơi có khí hậu ẩm ướt. 

Cây thường xuân có nguồn gốc từ châu Âu và hiện tạo các mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cây thường xuân thường được trồng trong vườn nhà, công viên hoặc làm cây trang trí nội thất. Ngoài ra, cây còn phát triển tự nhiên ở các vùng cao như Tây Bắc, Sapa, vùng núi Hoàng Liên Sơn.

Thu hái, chế biến

Thu hái và chế biến lá thường xuân
Lá của cây thường xuân được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc sấy khô

Lá thường xuân thường được thu hái quanh năm, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa xuân khi lá cây chứa nhiều dược chất nhất. Sau khi thu hoạch, lá thường được rửa sạch, cắt nhỏ và có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng dần. Phương pháp phơi khô lá dưới bóng râm là cách phổ biến để bảo quản lá lâu dài mà không làm mất đi các hoạt chất của cây.

Thành phần hoá học lá thường xuân

 Một số thành phần hoá học có trong lá cây thường xuân có thể kể đến như: 

  • Saponin (4 – 5%): Gồm Hederasaponin B, Hederasaponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin.
  • Trong đó α-hederin đóng vai trò quan trọng trong tác dụng long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm). Giảm co thắt phế quản giúp làm dịu các cơn ho.
  • Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin. Cũng có tác dụng long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm). Giảm co thắt phế quản giúp làm dịu các cơn ho.

Các thành phần khác: Alkaloid, Flavonoid, chất béo, dẫn xuất của acid phenolic.2

Bộ phận sử dụng

Lá của cây thường xuân được dùng để làm thuốc.

Lá cây thường xuân
Lá cây thường xuân

Công dụng của lá thường xuân

 Lá cây thường xuân từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.  

Tác dụng của lá thường xuân trong y học cổ truyền

Lá cây thường xuân có vị cay, tính ấm, tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng. Thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp, xương khớp và da liễu.

Tác dụng trong y học hiện đại

Trong y học hiện đại, các hoạt chất có trong lá thường xuân hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

Giảm ho

Trong lá cây thường xuân có rất nhiều công dụng tốt cho hệ hô hấp trên. Đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh: ho ở trẻ em, hen suyễn, viêm phế quản và COPD. Tác dụng chống viêm và giúp kích hoạt hệ thống tín hiệu beta2-adrenergic trong cơ thể. Giúp mở rộng phế quản và tiểu phế quản để tăng lưu lượng không khí làm dịu các cơn ho.

Tác dụng giảm ho của lá cây thường xuân
Tác dụng giảm ho hiệu quả

Chống oxy hoá

Nghiên cứu trên chuột cho thấy khả năng chống tiểu đường của dịch chiết lá của lá thường xuân. Lượng đường trong máu chuột giảm đáng kể. Khả năng chống tiểu đường này có thể do các chất chống oxy hoá có trong lá của cây thường xuân.

Tuy nhiên, dịch chiết của lá cây thường xuân còn cần thời gian thực nghiệm trên người. Việc làm này nhằm mục đích để biết dịch chiết trên lá có ảnh hưởng đến khả năng chống oxy hoá không. 

Chống viêm

Lá cây thường xuân chứa nhiều hợp chất chống viêm như polyphenol hoặc saponin. Nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra trong chiết xuất lá cây có tác dụng chống viêm trong tế bào phổi của con người. Nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất trong lá cây thường xuân giúp ức chế sự giải phóng chất ức chế gây viêm interleukin-6 từ tế bào miễn dịch của chuột.

Kháng khuẩn, chữa các bệnh ngoài da

Các hợp chất trong lá thường xuân có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Dùng để giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng trên da. Giúp giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng. Giảm bớt sự khó chịu và kích ứng khi mắc các bệnh như: vảy nến, chàm da, mụn trứng cá,….  

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da
Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da

Chống ung thư

Nhiều đặc tính của lá cây thường xuân cho thấy khả năng chống oxy hóa cao. Có khả năng ngăn ngừa và giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Khả năng loại bỏ các gốc tự do, giúp ngăn chặn sự đột biến gen và kiểm soát quá trình tử vong theo chu kỳ. Lá cây thường xuân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính và ung thư. 

Cải thiện chất lượng không khí

Cây thường xuân nằm trong top 10 loại cây lọc không khí của NASA. Giúp lọc không khí trong nhà rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu gia đình có vật nuôi và trẻ em, loại cây này có thể gây phát ban trên da.

Ứng dụng của lá thường xuân trong sản phẩm Azka

Với tác dụng tuyệt vời của thảo dược, Công ty Cổ phần Anvy mang đến sản phẩm Azka Mũi Họng Trẻ Em có sử dụng cao khô lá thường xuân. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EECV hiện đại cùng các loại thảo dược khác như: Sài Hồ, Cát cánh, Hoàng cầm, Đảng sâm. Công dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giúp giảm đau rát họng do viêm họng, viêm thanh quản, ho kéo dài.

Azka Mũi Họng Trẻ Em (3)
Azka Mũi Họng Trẻ Em

Vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông, trẻ nhỏ thường xuyên bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Các cơn ho xuất hiện liên tục cùng các triệu chứng sổ mũi, quấy khóc, đờm, viêm họng…. Để phòng tránh và đảm bảo sức khỏe tốt cho các con, bạn hãy luôn phòng sẵn một vài lọ Azka Mũi Họng Trẻ Em để sử dụng khi cần nhé.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Mặc dù lá thường xuân có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần phải cẩn trọng khi sử dụng. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý:  

  • Không nên sử dụng cho trẻ em nhỏ bởi có thể gây kích ứng.
  • Thận trọng khi dùng cho người mang thai và cho con bú. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không dùng quá liều có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí là ngộ độc.
  • Tránh tiếp xúc với da khi lá còn tươi bởi có thể gây kích ứng da ở một số người. Hãy đeo găng tay khi thu hái và chế biến.

Lá thường xuân là một loại dược liệu quý trong y học với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *