Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một trong những bệnh lý phổ biến, xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc khi trời lạnh. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sổ mũi, đau họng mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng và phòng ngừa bệnh kịp thời để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho bản thân và gia đình.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?
Đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản và khí quản,… Đây là những bộ phận dễ bị nhiễm trùng do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đặc biệt là khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTI) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các cơ quan thuộc hệ hô hấp trên. Các bệnh phổ biến khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng bao gồm: cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang và viêm thanh quản. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn.
Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm. Ở những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các bệnh như: viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm xoang mãn tính,…
Triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
Triệu chứng của bệnh thường khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, mức độ và loại triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và vị trí viêm nhiễm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở làm giảm khả năng ngửi.
- Chảy nước mũi: Nước mũi chuyển từ trong suốt sau đó chuyển sang trắng đục, xanh và đặc.
- Hắt hơi liên tục.
- Đau hoặc rát họng.
- Đau khi nuốt.
- Ho: ho khan hoặc ho có đờm.
- Sốt nhẹ đến sốt cao.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Đau đầu.
- Nôn và buồn nôn
- Nhức mỏi cơ thể
- Mệt mỏi, uể oải,…
Đây là những triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp. Ngoài ra, tùy theo từng loại nhiễm trùng cụ thể mà sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Viêm họng: Đau rát ở cổ họng, khó nuốt, amidan có thể sưng đỏ.
- Viêm xoang: Đau nhức ở vùng mặt, đặc biệt là quanh mắt và trán.
- Viêm thanh quản: Khàn tiếng, giọng nói yếu hoặc mất giọng.
Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 3 – 14 ngày và có thể tự khỏi. Nếu kéo dài trên 14 ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do nhiều tác nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất là do virus và vi khuẩn. Khi tiếp xúc với người bệnh, các giọt bắn nước bọt hoặc dịch nhầy có thể bay trong không khí khiến người xung quanh hít phải. Hoặc cũng có thể rơi xuống các bề mặt mà người xung quanh có thể tiếp xúc.
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên cụ thể như:
- Các loại virus: Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV),…
- Các loại vi khuẩn: Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, phế cầu khuẩn,…
- Thời tiết lạnh và ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển.
- Những người có hệ miễn dịch yếu như: trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người mắc các bệnh mạn tính.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh
- Môi trường bị ô nhiễm: bụi bẩn, khói thuốc lá, nấm mốc,….
- Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: lông động vật, phấn hoa,…
Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên như thế nào?
Việc điều trị cần phải dựa vào các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Với những trường hợp nặng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê khi bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như:
- Paracetamol: thuốc hạ sốt và giảm đau cơ thể
- Thuốc chống viêm không steroid: ibuprofen dùng để hạ sốt và giảm đau cơ thể.
- Thuốc thông mũi để giảm nghẹt mũi
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp do vi khuẩn gây ra.
Điều trị tại nhà
Một số cách điều trị bệnh tại nhà bạn có thể áp dụng:
- Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mũi, giảm nghẹt mũi và sổ mũi.
- Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau họng và viêm nhiễm.
- Sử dụng máy phun sương để giữ độ ẩm trong không khí, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi và đau họng.
- Uống nhiều nước ấm giúp làm ẩm cổ họng, loãng dịch nhầy, giảm sưng viêm và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên
Phòng ngừa bệnh chủ yếu dựa vào việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với các đồ vật của người bệnh giúp loại bỏ virus và vi khuẩn.
- Tiêm đầy đủ các vacxin theo khuyến cáo của bộ y tế. Đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Hạn chế tiếp xúc gần với những người có triệu chứng cảm cúm, ho hoặc sốt.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cúm, cảm lạnh, viêm họng,…
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn, virus phát triển.
Azka Phổi – Giải pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả
Ngoài những cách phòng tránh trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm Azka Phổi – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Kết hợp cùng công nghệ chiết xuất EECV hiện địa từ Đức giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu.
- Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giúp thông thoáng đường hô hấp.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản, hen phế quản.
Sản phẩm dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Thành phần hoàn toàn tự nhiên nên rất an toàn, lành tính. Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm Azka Phổi có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua TẠI ĐÂY!:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh các biến chứng nghiêm trọng.