Phù nề niêm mạc mũi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Phù nề niêm mạc mũi là một trong những bệnh lý mũi họng thường gặp, xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu rõ các triệu chứng, xác định được nguyên gây bệnh để tìm ra phương pháp điều trị, phòng tránh và chăm sóc phù hợp. 

Phù nề niêm mạc mũi là gì?

Niêm mạc mũi là lớp lót ẩm trong khoang mũi, bao phủ toàn bộ diện tích thành mũi (gồm những khoang liên quan đến mũi và hệ hô hấp trên). Lớp niêm mạc này có màu hồng nhạt, ẩm, khá mỏng và dễ bị tổn thương. Đặc biệt là khi có những tác động ngoại lực.

Niêm mạc mũi có vai trò làm ẩm khoang mũi và kháng khuẩn. Dịch nhầy bên trong mũi chứa nhiều tế bào bạch cầu có tác dụng tiêu diệt  virus, vi khuẩn, nấm và các tác nhân có hại khác.

Phù nề niêm mạc mũi
Niêm mạc mũi bị phù nề do vi khuẩn, virus, dị ứng và các tác nhân gây hại khác

Phù nề niêm mạc mũi tình trạng sưng, viêm và tấy đỏ ở lớp niêm mạc bên trong mũi. Từ đó khiến các mô mũi trở nên dày hơn và sưng lên. Khi bị phù nề, niêm mạc mũi có thể cản trở dòng không khí lưu thông, gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi hoặc mất khứu giác,…. Tình trạng này thường xảy ra khi niêm mạc mũi phản ứng với các yếu tố kích thích như dị ứng, vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây hại.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ người già cho đến trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Niêm mạc mũi phù nề nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết phù nề niêm mạc mũi

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh niêm mạc mũi bị phù nề có thể bao gồm:

Nghẹt mũi, sổ mũi

Niêm mạc mũi bị sưng, phù nề khiến người bệnh cảm thấy mũi bị tắc nghẽn, khó thở do lượng không khí không thể đi qua mũi một cách bình thường. Từ đó khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn, đặc biệt khi nằm xuống hoặc trong khi ngủ.

Nghẹt mũi, sổ mũi
Nghẹt mũi, sổ mũi là dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh

Chảy nước mũi

Dịch mũi có thể tiết ra nhiều hơn khi bạn bị phù nề niêm mạc mũi. Dịch mũi có màu trong suốt hoặc chuyển sang màu vàng, xanh khi có nhiễm khuẩn.

Mất khứu giác

Niêm mạc mũi bị sưng ảnh hưởng rất lớn đến khứu giác của người bệnh. Đường thở bị thu hẹp làm giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng nhận biết mùi hương.

Đau và khó chịu ở vùng mũi, xoang

Khi niêm mạc mũi bị phù nề, sưng lên có thể gây ra cảm giác đau hoặc áp lực ở vùng mũi và trán. Trong một số trường hợp phù nề niêm mạc mũi nặng hơn, đau nhức còn lan sang cả vùng mắt và má.

Đau và khó chịu ở vùng mũi, xoang
Niêm mạc mũi bị phù nề, sưng khiến người bệnh bị đau nhức vùng mũi và xoang

Ho và viêm họng

Dịch nhầy từ mũi có thể chảy xuống họng, gây ra kích thích và dẫn đến ho. Việc ho kéo dài cũng có thể gây ra viêm họng và khó chịu trong cổ họng.

Nguyên nhân gây bệnh phù nề niêm mạc mũi

Niêm mạc mũi bị phù nề có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:

Thay đổi thời tiết

Thời tiết giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột khiến mũi bị kích ứng. Gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng sưng tấy, sưng phù.

Thói quen ngoáy mũi

Thói quen ngoáy mũi cũng là nguyên nhân gây bệnh phù nề niêm mạc mũi. Nếu thường xuyên ngoáy mũi sẽ làm vỡ các mạch máu trong niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng viêm và xuất huyết. Lông mũi rụng nhiều ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn bụi bẩn, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh. 

Thói quen ngoáy mũi
Ngoáy mũi liên tục sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, gây ra viêm và phù nề

Môi trường ô nhiễm

Môi trường sống ô nhiễm: khói, bụi, nấm mốc, hoá chất, khói thuốc lá,… Khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm các loại virus, vi khuẩn.

Vệ sinh mũi không đúng cách

Việc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh mũi không phù hợp cũng làm niêm mạc mũi bị viêm và gây ra hiện tượng phù nề mũi. 

Dị ứng 

Dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc nấm mốc là một trong những nguyên nhân gây phù nề niêm mạc mũi. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, niêm mạc mũi sẽ có biểu hiện ngứa, rát, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Dẫn đến sưng phù niêm mạc mũi. 

Các bệnh lý đường hô hấp

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm,… có thể gây ra tình trạng viêm và sưng niêm mạc mũi. Virus và vi khuẩn tấn công vào niêm mạc mũi gây ra tình trạng sưng và phù nề.

Các bệnh lý đường hô hấp
Người mắc các bệnh lý đường hô hấp cũng dễ bị phù nề niêm mạc mũi

Niêm mạc mũi bị phù nề có nguy hiểm không?

Phù nề niêm mạc mũi thường có liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… Các bệnh lý này đa phần không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Các biến chứng có thể kể đến như:

  • Suy giảm chức năng hô hấp
  • Mất khứu giác
  • Biến chứng hệ hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm thanh quản,..
  • Biến chứng về mắt: Viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm túi lệ,…
  • Biến chứng về thần kinh & não: Các vấn đề về dây thần kinh võng mạc, não, màng não…
  • Tăng nguy cơ ung thư mũi

Nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn một tuần. Hoặc trở nên nghiêm trọng với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt cao hoặc khó thở bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa phù nề niêm mạc mũi

Điều trị niêm mạc mũi bị phù nề cần dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Cách chữa bằng thuốc Tây y

Thuốc chữa phù nề niêm mạc mũi
Cách điều trị bệnh bằng Tây y

Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng của người bệnh để đưa ra các chẩn đoán và phác đồ điều trị cụ thể. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù nề như: 

  • Thuốc kháng histamin để điều trị phù niêm mạc mũi bị phù nề do dị ứng.
  • Thuốc co mạch giúp giảm sưng và nghẹt mũi 
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid giúp giảm viêm và phù nề.
  • Phẫu thuật để loại bỏ các khối u hoặc điều trị các vấn đề gây phù nề trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc kể trên..

Cách chữa phù nề niêm mạc mũi tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, một số phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm bớt triệu chứng phù nề như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Duy trì độ ẩm trong nhà không quá khô, đặc biệt trong mùa lạnh.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít nước)
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá,…
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý đường hô hấp như: cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Azka Xoang – Giải pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả

Bộ sản phẩm Azka Xoang được thiết kế đặc biệt giúp phòng tránh và giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến phù nề niêm mạc mũi. Thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên cùng công nghệ chiết xuất EECV hiện đại đến từ châu Âu. Sản phẩm đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho những ai đang tìm kiếm một giải pháp nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để bảo vệ đường hô hấp.

Azka Xoang

Azka Xoang
Azka Xoang
  • Hỗ trợ chống viêm, giảm phù nề
  • Hỗ trợ chống dị ứng
  • Giảm tiết dịch

Azka Xịt Mũi Xoang

Azka Xịt Mũi Xoang
Azka Xịt Mũi Xoang
  • Hỗ trợ giảm dị ứng, giảm tiết dịch
  • Hỗ trợ giảm viêm, giảm phù nề
  • Hỗ trợ giảm tắc nghẽn

Sử dụng bộ sản phẩm Azka Xoang không chỉ giúp phòng tránh bệnh. Bộ sản phẩm còn giúp phòng ngừa các bệnh hô hấp khác, giữ cho đường thở luôn khỏe mạnh.

Phù nề niêm mạc mũi gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát tốt và phòng ngừa bệnh tốt hơn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *