Tức ngực khó thở là bị bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Tức ngực khó thở là một triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bệnh có thể xuất phát từ những vấn đề hô hấp thông thường đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp người bệnh có được cách điều trị phù hợp và kịp thời.  

Tức ngực khó thở
Tức ngực khó thở

Tức ngực khó thở là bị bệnh gì?

Bị khó thở tức ngực là tình trạng đau, căng thẳng hoặc áp lực ở vùng ngực. Kết hợp với cảm giác khó thở, thở ngắn hoặc không thể thở sâu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến tim, phổi hoặc xuất phát từ các nguyên nhân tâm lý như lo âu, căng thẳng. Đau tức ngực khó thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

Bệnh lý về tim mạch

Các bệnh tim mạch
Tức ngực khó thở thường liên quan đến các bệnh về tim mạch

Nghĩ đến khó thở đau tức ngực mọi người thường nghĩ ngay đến các bệnh về tim mạch. Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bệnh nhiều nhất. Các bệnh về tim mạch có triệu chứng đau tức ngực khó thở có thể kể đến như:

  • Bệnh mạch vành: Xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn hoặc hẹp, gây đau tức ngực và khó thở, đặc biệt khi vận động.
  • Bóc tách động mạch chủ: Xảy ra khi lớp nội mạc của động mạch chủ bị rách, khiến máu len lỏi vào bên trong. Gây ra thiếu máu cục bộ và vỡ động mạch chủ.
  • Nhồi máu cơ tim: Tức ngực kèm khó thở, đau lan xuống cánh tay, cổ, hoặc lưng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim cấp tính.
  • Suy tim: Khi tim không bơm máu hiệu quả, cơ thể thiếu oxy dẫn đến khó thở và tức ngực, nhất là khi nằm xuống.
  • Bệnh van tim: Người bệnh mắc các  bệnh như hở van, hẹp van, sa van,….
  • Bệnh cơ tim phì đại: Do cơ tim bị phì đại bất thường hoặc dày lên làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
  • Viêm màng ngoài tim: Xảy ra khi lớp màng ngoài tim bị tổn thương.

Bệnh lý đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp
Đau tức ngực và khó thở do các bệnh lý đường hô hấp

Một số bệnh lý về đường hô hấp cũng gây tức ngực khó thở có thể kể đến như: 

  • Hen phế quản: Khi đường dẫn khí bị viêm và co thắt, người bệnh sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở, kèm theo khò khè.
  • Viêm phổi: Gây đau ngực, khó thở, kèm theo sốt, ho đờm.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Thường gặp ở người hút thuốc lá lâu năm, gây khó thở và tức ngực kéo dài.
  • Viêm phế quản cấp: Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp gây ho, khàn tiếng, khó thở và dễ bị tức ngực khi ho nhiều.
  • Viêm màng phổi: Khi lớp màng bao phủ bên ngoài của phổi bị tổn thương, viêm nhiễm. Người bệnh có thể bị hụt hơi, sốt, khó thở, đau ngực đột ngột hoặc dữ dội khi thở,…
  • Lao phổi: Gây ho nhiều, ho ra máu khiến người bệnh cảm thấy tức ngực khó thở.
  • Xẹp phổi: Phổi bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng đau ngực và khó thở.
  • U phổi cũng gây tức ngực, khó thở

Bệnh đường tiêu hoá

Các bệnh đường tiêu hoá
Đau tức ngực và khó thở do các bệnh lý đường tiêu hoá

Các bệnh đường tiêu hoá gây ra triệu chứng tức ngực, khó thở thường gặp có thể kể đến như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, người bệnh có thể cảm thấy đau rát ở ngực và khó thở.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Những cơn đau vùng thượng vị khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu.
  • Rối loạn co thắt thực quản: Do ống dẫn thức ăn bị rối loạn co thắt khiến người bệnh bị đau tức ở vùng ngực và cảm thấy khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số người có thể gặp tình trạng tức ngực và khó thở sau khi ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm khó tiêu.
  • Thủng thực quản 

Một số vấn đề khác

Người hay lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài hoặc bị sang chấn tâm lý cũng có thể xuất hiện các triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh,… . 

Triệu chứng tức ngực khó thở

Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng tức ngực, khó thể có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Những triệu chứng phổ biến thường thấy có thể kể đến như:

  • Đau ngực: Người bệnh cảm thấy khó chịu, lồng ngực bị đè nén. Đau ngực có thể xảy ra ở ngực bên trái hoặc ngực bên phải sau đó lan rộng ra lưng, cánh tay, cổ hoặc hàm. 
  • Khó thở: Người bệnh cảm thấy hít thở khó khăn. Cơn đau tức ngực khó thở càng trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh cố hít sâu. Thở khò khè và có thể nghe được tiếng thở, tiếng tim đập nhanh.
  • Ho khan hoặc có đờm  
  • Cảm giác ợ nóng, khó tiêu 
  • Hồi hộp, lo âu, tim đập nhanh do căng thẳng hoặc hoảng loạn.
  • Chóng mặt, choáng váng.

Các loại đau tức ngực thường gặp

Đau tức ngực là một triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.  

Tức ngực khó thở buồn nôn

Nếu thấy đau tức vùng ngực, khó thở và có kèm theo triệu chứng buồn nôn thì bạn cần hết sức chú ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường hô hấp (phổi tắc nghẽn, hen suyễn,…), bệnh trào ngược dạ dày – thực quản,…

Tức ngực khó thở buồn nôn
Người bệnh cần hết sức chú ý nếu có thêm cả triệu chứng buồn nôn

Đau tức ngực và khó thở do lo âu hoặc hoảng loạn 

Tâm lý lo âu, căng thẳng hoặc cơn hoảng loạn. Đau ngực kết hợp với cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt. Đau thường không kéo dài và sẽ giảm khi người bệnh bình tĩnh lại.

Tức ngực khó thở hụt hơi

Nhiều người cảm thấy khó thở, tức ngực, hụt hơi và thậm chí là tim đập nhanh. Những triệu chứng này khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, hơi thở đứt quãng, mệt mỏi.  

Tức ngực khi ăn

Thường xuyên bị đau tức ngực đi kèm với cảm giác nghẹn, khó nuốt mỗi khi ăn uống. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.  

Tức ngực, khó thở khi ăn
Người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó nuốt mỗi khi ăn

Tức ngực khó thở khi nằm

Mỗi khi nằm, người bệnh thường cảm thấy khó thở và tức ngực. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc một số bệnh: tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Vậy nên bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Cần làm gì khi bị đau tức ngực và khó thở

Khó thở đau tức ngực xuất hiện ở mọi đối tượng cả người già và trẻ nhỏ. Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh. 

Các phương pháp điều trị

  • Thuốc điều trị: Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc dựa theo nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Có thể là các loại thuốc về giãn phế quản, thuốc dị ứng, thuốc chống lo âu,…
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh.
  • Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. 

Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa tức ngực khó thở, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Kiểm soát các bệnh lý nền: Nếu bạn mắc bệnh tim mạch, hô hấp hoặc tiêu hóa, hãy tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Thay đổi lối sống: Tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tránh căng thẳng.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc và uống rượu bia là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và hô hấp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe.

Tức ngực khó thở là một triệu chứng cần được chú ý và theo dõi cẩn thận. Nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên hoặc đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như đau lan ra các bộ phận khác, chóng mặt, hoặc tim đập nhanh, hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *