Viêm đường hô hấp dưới là một trong những bệnh lý thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông. Cảm giác khó thở, ho dai dẳng, tức ngực,… không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn đã thực sự hiểu rõ về căn bệnh này chưa? Cùng Azka khám phá những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng nhé!
Viêm đường hô hấp dưới là gì?
Đường hô hấp dưới bao gồm các bộ phận như: khí quản, phế quản, tiểu phế quản và các phế nang bên trong phổi. Viêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới bắt đầu từ phế quản trở xuống các phế nang. Đây là nhóm bệnh có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp của cơ thể.
Bệnh thường gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn, làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây khó khăn trong việc thở. Các bệnh lý phổ biến liên quan đến viêm hô hấp dưới bao gồm:
- Viêm phế quản cấp và mãn tính.
- Viêm phổi.
- Viêm tiểu phế quản.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh lây lan nhanh chóng do nhiễm khuẩn từ cộng đồng qua đường giọt bắn hoặc do người bệnh tiếp xúc với bề mặt.
Đọc thêm: Viêm phế quản co thắt: Hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới
Bệnh viêm đường hô hấp dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu gây viêm hô hấp dưới là do nhiễm trùng khi thời tiết chuyển giao các mùa. Đây là thời điểm virus, vi khuẩn phát triển mạnh.
Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc nấm
- Các loại virus như: Influenza, Adenovirus, Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), Coronavirus, cúm A,B,…
- Các loại vi khuẩn: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,…
- Một số trường hợp hiếm gặp do nấm gây ra.
Viêm đường hô hấp dưới do ô nhiễm môi trường và khói bụi
- Sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại, các chất gây dị ứng.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá chủ động hoặc bị động.
Hệ miễn dịch suy giảm
- Người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc những người mắc bệnh mãn tính dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Người mắc bệnh hen suyễn, tim mạch, hoặc tiểu đường cũng có nguy cơ cao.
Những triệu chứng viêm đường hô hấp dưới thường gặp
Những triệu chứng của viêm hô hấp dưới rất đa dạng, phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nhiễm trùng và vị trí nhiễm khuẩn.
- Viêm khí quản: khàn giọng, đau họng, khó nói và có thể kèm theo sốt.
- Viêm phế quản: ho khan, ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, đau tức vùng ngực, cơ thể cảm thấy mệt mỏi,…
- Viêm tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít,…
- Viêm phổi: rét run, sốt nhẹ đến sốt cao trên 39 độ C, ho khan, ho có đờm, khó thở, đau ngực khi hít sâu, đau đầu,…
Các triệu chứng của bệnh khá giống nhau nên mọi người thường khá chủ quan, lơ là. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trên nếu kéo dài không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Các phương pháp chẩn đoán viêm hô hấp dưới
Thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của người bệnh để xác định tình trạng và mức độ viêm đường hô hấp dưới. Cùng với đó là các xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm các chỉ số máu
- Xét nghiệm dịch đờm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh
- Chụp X-quang để đánh giá xem có tổn thương phổi hay không, xác định mức độ nhiễm trùng.
- Chụp cắt lớp vi tính để đánh giá mức độ tổn thương và những vùng xung quanh.
Các phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới
Việc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Thuốc điều trị điều trị viêm đường hô hấp dưới
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm do nhiễm khuẩn.
- Thuốc giảm viêm và hạ sốt
- Thuốc giảm ho, long đờm
- Thuốc giãn phế quản
- Thở oxy hoặc sử dụng máy thở trong trường hợp suy hô hấp nặng.
Lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Các phương pháp điều trị tại nhà
- Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.
- Giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Hạn chế nằm sấp để tránh khó thở, đờm ứ đọng,…
- Không hút thuốc.
- Súc miệng bằng nước muối, uống nước chanh ấm pha mật ong giúp giảm đau họng do ho nhiều.
Các biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với khói bụi. Hoặc giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng.
- Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại: Khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường.
- Tiêm vaccine phòng cúm, viêm phổi,… để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa kể trên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm từ thảo dược an toàn, lành tính. Azka Phổi với thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp làm sạch đường hô hấp, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho và bảo vệ phế quản hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không phải lo về tác dụng phụ cũng như hiện tượng nhờn thuốc như các loại thuốc tân dược.
Lời kết
Viêm đường hô hấp dưới là căn bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm. Đừng chủ quan với những dấu hiệu nhỏ như ho hay khó thở. Hãy phòng ngừa ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe hô hấp của chính mình và những người thân yêu một cách toàn diện.