Viêm họng hạt có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một bệnh lý khá phổ biến ở vùng hầu họng, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Đây là tình trạng nặng hơn của viêm họng hạt thông thường khi các mô hạch lympho ở hầu họng bị viêm nhiễm nặng, dẫn đến sự xuất hiện của mủ trong vùng họng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Viêm họng hạt có mủ là gì? 

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng viêm họng mãn tính ở mức độ nặng. Xuất hiện khi người bệnh bị viêm họng cấp trong thời gian dài. Hoặc bệnh tái phát nhiều lần nhưng không được chữa trị đúng cách, kịp thời. Khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc kích ứng kéo dài, tế bào lympho ở cổ họng sẽ phản ứng bằng cách phình to và viêm nhiễm. 

Viêm họng hạt có mủ
Hình ảnh viêm họng hạt có mủ

Những ổ viêm tích tụ lâu ngày kết hợp với cặn bã trong cổ họng sẽ hình thành các hạt chứa dịch mủ trắng. Mủ trong viêm họng hạt là dấu hiệu của sự nhiễm trùng do vi khuẩn. Sự xuất hiện của mủ cho thấy tình trạng viêm nhiễm không chỉ ở mức độ bề mặt, mà đã xâm nhập sâu vào các mô của họng. Bệnh thường gây ra cảm giác đau rát, khó nuốt và đôi khi có thể gây sốt cao.

Viêm họng hạt mủ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. 

Triệu chứng của viêm họng hạt có mủ

Triệu chứng viêm họng hạt có mủ
Triệu chứng viêm họng hạt có mủ rất dễ nhận biết

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng và dễ nhận biết. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện dựa vào những dấu hiệu sau đây:   

  • Đau họng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Đau nhức họng kéo dài, cảm giác đau từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là khi nói chuyện hoặc nuốt thức ăn.
  • Khó nuốt: Viêm và sự xuất hiện của mủ khiến việc nuốt trở nên khó khăn và đau đớn. Người bệnh cảm thấy như có vật gì đó vướng trong cổ.
  • Ho: Ho nhiều, ho khan hoặc ho có đờm. Ho nhiều vào buổi sáng, đôi khi có đờm màu xanh hoặc vàng cho thấy có sự nhiễm khuẩn.
  • Sốt: Viêm họng hạt có mủ đi kèm với sốt vào buổi sáng hoặc chiều tối. Có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả khi người bệnh đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Mệt mỏi và suy nhược: Tình trạng viêm nhiễm khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng và đôi khi kèm theo đau đầu.
  • Sưng tấy và bầm đỏ ở cổ họng. Đau khi chạm vào. 
  •  Cổ họng xuất hiện nhiều hạt nhỏ li ti có mủ trắng.  
  • Họng khô, ngứa và liên tục khạc nhổ để giảm bớt sự khó chịu. 

Nguyên nhân gây viêm họng hạt có mủ

Nguyên nhân gây viêm họng hạt mủ chủ yếu là do vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm, mưng mủ. Ngoài ra, bệnh cũng xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Người mắc các bệnh: Viêm họng cấp, viêm xoang,… không được điều trị dứt điểm. 
  • Cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh như: Virus cúm, virus thủy đậu, virus bệnh sởi, thủy đậu, ho gà, cảm lạnh,…
  • Yếu tố môi trường: Khói bụi, ô nhiễm không khí và khói thuốc lá,…  
  • Vệ sinh răng miệng chưa sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm họng hạt có mủ.
  • Cơ địa dị ứng dễ bị kích thích và viêm nhiễm khi gặp phải các yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật,…
  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch suy giảm làm cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài và phức tạp.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng,…

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ

Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa sự viêm nhiễm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc điều trị viêm họng hạt có mủ
Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng mà các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc cho người bệnh như:

  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. 
  • Thuốc kháng viêm giảm đau: Giảm các triệu chứng viêm, mưng mủ, sưng tấy.
  • Thuốc hạ sốt: Trường hợp đau họng kèm sốt cao trên 39 độ C.
  •  Thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc kháng Histamin giúp giảm phù nề, giảm ho, dịu cổ họng khi bị viêm họng hạt mủ
  • Thuốc giảm ho, long đờm.

Lưu ý: Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng. Bởi sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn,…

Phẫu thuật điều trị viêm họng hạt có mủ

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả. Phẫu thuật giúp loại bỏ các hạt và khối mủ. 

Các phương pháp điều trị tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh tại nhà nhiều người áp dụng mang lại hiệu quả rất tốt. 

Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng dung dịch muối sinh lý giúp làm sạch vùng họng, giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà.

Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối hằng ngày

Uống nhiều nước  

Uống nhiều nước ấm giúp làm loãng đờm và giảm triệu chứng khó chịu ở họng. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng hạt có mủ.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Khói thuốc lá, rượu bia,… có thể làm tăng kích ứng và viêm nhiễm ở họng. Việc tránh xa các tác nhân này sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Sử dụng mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch,… Vậy nên mật ong được sử dụng nhiều để điều trị viêm họng hạt mủ tại nhà. Cách chữa rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất với nước ấm. Uống trong 3 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Sử dụng mật ong để điều trị viêm họng hạt mủ
Sử dụng mật ong để điều trị viêm họng hạt có mủ

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm chanh trong việc điều trị bệnh cũng rất hiệu quả. Bởi trong chanh chứa nhiều vitamin C giúp giảm cảm giác ngứa, ho, khó chịu ở cổ họng. Kết hợp chanh mật ong giúp giảm các cơn ho, dịu cổ họng. 

Chữa viêm họng hạt có mủ bằng tỏi

Trong tỏi chứa hợp chất allicin có khả năng giảm viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Cách chữa bệnh bằng tỏi rất đơn giản, bạn dùng vài nhánh tỏi đã bóc sạch vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng. Ngậm 2 – 3 lát tỏi trong 5 phút.

Các phương pháp phòng tránh bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp dưới đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp bảo vệ họng và mũi khỏi các tác nhân ô nhiễm và vi khuẩn từ môi trường.
  • Bổ sung dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh viêm họng hạt có mủ.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vào mùa đông giúp hạn chế tình trạng viêm họng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý như: viêm họng cấp, viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày,…
  • Tránh tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người bệnh bị viêm họng hoặc cúm,…  

Azka Mũi Họng – Giải pháp giảm triệu chứng viêm họng hạt có mủ

Các triệu chứng của viêm họng hạt mủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị bằng thuốc Tây y mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh. Azka Mũi Họng là sản phẩm được nhiều chuyên gia, người tiêu dùng đánh giá cao. 

  • Hỗ trợ các triệu chứng của bệnh: Giảm ho, giảm đờm, giúp giảm đau rát họng do viêm họng, viêm thanh quản, ho kéo dài. 
  • Thành phần hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính.
  • Đối tượng sử dụng đa dạng, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 
  • Dây chuyền sản xuất EECV hiện đại hàng đầu châu Âu. 

Viêm họng hạt có mủ là một bệnh lý hô hấp phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Nhận biết sớm triệu chứng, điều trị kịp thời và phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và tránh tái phát bệnh.  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *