Viêm họng mủ ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng mủ là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, đặc biệt vào thời điểm giao mùa khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bệnh này không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ba mẹ cần hết sức chú ý để phát hiện viêm họng mủ ở trẻ em và điều trị kịp thời cho các bé nhà mình nhé!

Viêm họng mủ ở trẻ em
Hình ảnh viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng mủ là gì?

Viêm họng mủ hay viêm họng có mủ là một bệnh lý hô hấp có thể mắc ở mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đây là một dạng viêm họng cấp tính, khi niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus tấn công. Khiến cho lớp niêm mạc ở thành họng bị phình to, có chứa mủ trắng.

Ở trẻ em, bệnh này khá phổ biến do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh tấn công. Viêm họng mủ ở trẻ em khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của trẻ.

Viêm họng mủ ở trẻ em
Hiểu rõ về bệnh viêm họng mủ giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời

Trẻ bị viêm họng mủ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Bệnh có thể gây viêm nhiễm sang các cơ quan khác như: Tai, mũi, họng. Nếu trẻ bị bệnh tim thì ba mẹ cần hết sức chú ý vì viêm họng mủ có thể làm ảnh hưởng đến tim thất của con. 

Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ em

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm họng mủ rất quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu phát hiện bệnh kịp thời, phụ huynh có thể giúp con trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ em
Trẻ bị viêm họng mủ thường quấy khóc, ho, sốt và chán ăn

Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm họng mủ bao gồm:

  • Sốt: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ C. Kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn.
  • Đau rát họng: Trẻ sẽ kêu đau họng, khó chịu. Với những trẻ chưa biết nói thường quấy khóc khi ăn hoặc bỏ ăn. 
  • Khó nuốt: Viêm họng mủ ở trẻ em làm cho họng sưng tấy. Khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc nước uống.
  • Mệt mỏi, quấy khóc: Trẻ nhỏ chưa biết diễn đạt cảm xúc thường có biểu hiện quấy khóc liên tục do cảm giác đau và khó chịu.
  • Hơi thở có mùi: Khi có mủ trong họng, hơi thở của trẻ sẽ có mùi hôi. Đây là dấu hiệu ba mẹ dễ nhận biết khi gần gũi với trẻ.
  • Hạch cổ sưng: Một số trường hợp, hạch cổ của trẻ sẽ sưng lên do phản ứng viêm. 
  • Một số biểu hiện khác: Trẻ bị khàn giọng, mất tiếng, thở khò khè, thở bằng miệng,…

Mỗi trẻ sẽ có những đâu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ba mẹ thấy trẻ có các triệu chứng trên thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé.

Nguyên nhân viêm họng mủ ở trẻ em

Nguyên nhân viêm họng mủ ở trẻ em
Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng có mủ ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.

  • Nhiễm khuẩn: Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm họng có mủ ở trẻ là liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A. Đây là loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp ở trẻ em như: Viêm amidan, viêm phổi…
  • Virus: Xuất hiện khi trẻ bị cúm, cảm lạnh, thuỷ đậu, sởi,… 
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, hóa chất, không khí bẩn cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm họng mủ ở trẻ em.
  • Dị ứng: Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như phấn hoa, lông động vật, bụi, mốc,…  
  • Sự thay đổi thời tiết: Trẻ em thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khi chuyển mùa, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.  
  • Thói quen ăn uống: ăn uống thiếu lành mạnh, hay ăn những đồ cay nóng, lạnh,…
  • Vệ sinh răng miệng kém: trẻ không rửa tay trước khi ăn, không vệ sinh răng hàng ngày. 

Viêm họng mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm họng mủ là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Viêm họng mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm họng mủ ở trẻ em có nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời

Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Bệnh lý Tai – Mũi – Họng: Các bộ phận này thông với nhau nên nếu trẻ bị viêm họng mủ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.Các bệnh có thể gặp như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi,…
  • Biến chứng đường thở: Nếu vi khuẩn lây lan xuống đường phổi, trẻ gây ra áp xe thành họng, viêm amidan,…
  • Suy dinh dưỡng: Viêm họng mủ ở trẻ em kéo dài khiến các bé chán ăn, bỏ bữa. Từ đó trẻ không được bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Làm chậm quá trình phát triển của trẻ.
  • Biến chứng toàn thân: Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ biến chứng thành một số bệnh nguy hiểm như: viêm thận, viêm màng não, viêm màng tim gây hẹp hoặc hở van tim,…. và có thể nặng hơn.

Vì vậy, nếu trẻ có các triệu chứng của viêm họng mủ, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Cần làm gì khi trẻ bị viêm họng mủ?

Khi trẻ bị viêm họng mủ, điều quan trọng nhất là đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.  

Chăm sóc trẻ khi bị viêm họng mủ ở trẻ em 

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà như: 

  • Vệ sinh Tai – Mũi – Họng cho trẻ mỗi ngày. Nếu dịch mũi của trẻ quá nhiều và đặc, phụ huynh có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch. Sau đó dùng khăn giấy mềm để lau sạch rồi vứt ngay.
  • Uống thuốc điều trị viêm họng mủ ở trẻ em theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Hạ sốt khi thấy trẻ sốt trên 39 độ C (chườm khăn ấm, lau người cho trẻ tại các vùng như trán, nách, bẹn).
  • Cho trẻ uống nước ấm hoặc các loại nước ép trái cây để giảm đau họng. Với trẻ trên 8 tuổi, ba mẹ cho con súc họng với nước muối sinh lý ấm giúp giảm đau và giảm viêm.
  • Cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt. Uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng. Không ép ăn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 
Cách điều trị viêm họng mủ ở trẻ em
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời

Cách phòng tránh viêm họng mủ ở trẻ em

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy cha mẹ nên chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ. Một số phương pháp mà phụ huynh có thể tham khảo như:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, sữa, thịt, trứng… Tránh cho trẻ ăn đồ chua, cay, nóng, lạnh,…
  • Giữ ấm cơ thể: Viêm họng mủ ở trẻ em phát triển mạnh trong những ngày thời tiết lạnh hay giao mùa. Vậy nên phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ và ngực.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, tránh để vi khuẩn tiếp tục tấn công. Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch vi khuẩn và giảm viêm.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tác nhân gây dị ứng. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài và dặn con chú ý che miệng khi ho.
  • Vệ sinh tai – mũi cho con 2 – 3 lần/tuần bằng nước rửa mũi, rửa tai chuyên dụng.

Azka Mũi Họng Trẻ Em – Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Ngoài các cách chữa trị chăm sóc kể trên, ba mẹ có thể phòng ngừa viêm họng mủ cho bé bằng sản phẩm Azka Mũi Họng Trẻ Em. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng mủ ở trẻ em như: ho, sốt, giảm đờm, giúp giảm đau rát họng do viêm họng, viêm thanh quản, ho kéo dài,… Mà bên cạnh đó, các thảo dược có trong sản phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Azka Mũi Họng Trẻ Em
Azka Mũi Họng Trẻ Em

Azka Mũi Họng Trẻ Em là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Cổ phần Anvy. Sản phẩm nhận được sự đánh giá rất cao từ người dùng những công dụng mang lại.

  • Thành phần là các loại thảo dược nên rất an toàn, lành tính: Sài hồ, Cát cánh, Hoàng cầm, Đảng sâm, cao khô lá Thường xuân,..
  • Áp dụng công nghệ chiết xuất EECV hiện đại giúp chiết xuất chiết tách, làm giàu và bảo toàn được trên 90% hoạt chất có trong dược liệu để đưa vào sản phẩm.
  • Pha chế dưới dạng hỗn dịch lỏng để hấp thu nhanh hơn.
  • An toàn cho trẻ nhỏ.

Viêm họng mủ ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp nên phụ huynh cần lưu ý theo dõi sát sao để phát hiện và điều trị kịp thời cho con. Việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn bệnh rất quan trọng, từ việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đến chế độ ăn uống phù hợp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *