Viêm phế quản có lây không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi đây là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, đặc biệt là trong mùa lạnh. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ho, khạc đờm, khó thở,… Bài viết này Azka sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
Viêm phế quản là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “ viêm phế quản có lây không”, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh. Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm hoặc sưng tấy niêm mạc của các ống phế quản. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em, người già, những người có hệ miễn dịch yếu hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm, khói bụi.

Viêm phế quản được chia thành hai loại chính:
- Viêm phế quản cấp tính: Thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm. Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố kích thích khác như khói thuốc, bụi bẩn, hoặc ô nhiễm không khí gây ra. Bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần và thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.
- Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng viêm phế quản kéo dài, tái phát nhiều lần trong năm. Bệnh thường gặp ở những người có tiền sử hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Viêm phế quản có lây không?
Câu trả lời là CÓ lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus và vi khuẩn. Cụ thể:
Viêm phế quản cấp tính do virus (chiếm trên 90%)
Các virus gây viêm phế quản cấp tính bao gồm: Virus cúm, virus cảm lạnh, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus,…

Cơ chế lây lan của virus:
- Qua không khí: Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, các giọt nhỏ chứa virus có thể bay vào không khí và xâm nhập vào cơ thể người khác.
- Tiếp xúc trực tiếp: Virus có thể lây lan khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như ôm, bắt tay.
- Tiếp xúc gián tiếp: Virus có thể sống trên các bề mặt như điện thoại, bàn phím, tay nắm cửa. Khi bạn chạm vào các bề mặt này và đưa tay lên mặt (mắt, mũi, miệng) có thể bị nhiễm bệnh.
Viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn
Viêm phế quản có lây không? Viêm phế quản cấp tính có lây nếu nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn gây viêm phế quản bao gồm: Streptococcus pneumoniae (vi khuẩn phế cầu), Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae,….
Cơ chế lây lan của vi khuẩn
- Qua giọt dịch: Vi khuẩn có thể lây lan qua các giọt dịch khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
- Tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp: Vi khuẩn có thể tồn tại trên các bề mặt bị nhiễm khuẩn và lây lan qua tiếp xúc với bề mặt đó.
Các yếu tố làm tăng khả năng lây lan viêm phế quản

Viêm phế quản có lây không? Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng lây lan của viêm phế quản, bao gồm:
- Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em, người già hoặc người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, HIV/AIDS,… có nguy cơ cao bị lây nhiễm và truyền bệnh.
- Môi trường sống: Các khu vực như trường học, bệnh viện, phương tiện giao thông công cộng là những nơi virus và vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan.
- Thói quen sinh hoạt: Không rửa tay thường xuyên, không che miệng khi ho hoặc hắt hơi, không vệ sinh môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Tiếp xúc với người bệnh: Khi bạn tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là khi họ có triệu chứng ho, hắt hơi, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
- Thời tiết: Thời tiết lạnh, khô cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển.
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản
Để ngăn chặn sự lây lan của viêm phế quản và bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các bề mặt công cộng.
- Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa sự phát tán của virus và vi khuẩn ra không khí.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi: Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che.
- Tiêm phòng theo khuyến cáo của bộ y tế: Tiêm phòng cúm và các loại vaccine khác như vaccine phế cầu để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý gây viêm phế quản.
- Giữ không khí trong lành: Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.
- Vệ sinh môi trường sống: Khử trùng các bề mặt tiếp xúc chung như tay nắm cửa, điện thoại, bàn làm việc, để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết thắc mắc viêm phế quản có lây không? Viêm phế quản là một bệnh lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus hoặc vi khuẩn. Để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa sự lây lan, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.