Viêm phế quản co thắt: Hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả

Viêm phế quản co thắt là một căn bệnh hô hấp phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhất là trong mùa lạnh khi hệ hô hấp dễ bị tổn thương. Từ những cơn ho dai dẳng đến cảm giác khó thở có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy yếu nếu không được điều trị đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý, và biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Viêm phế quản co thắt là gì ?

Viêm phế quản co thắt
Trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm phế quản co thắt hay còn được gọi là viêm phế quản dạng hen do virus và ký sinh trùng trong đường hô hấp gây ra. Bệnh xảy ra ở hầu hết tất cả các lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ em và người cao tuổi. Các cơ phế quản bị viêm sẽ tạo nên các cơn co thắt khiến cho lòng phế quản bị thu hẹp. Không khí trong phổi lưu thông kém, ống phế quản viêm làm tăng tiết dịch nhầy khiến cho người bệnh thở khò khè, thở rít, ho ra nhiều đờm. 

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm phế quản co thắt xảy ra khi có sự co thắt phế quản hay các tiểu phế quản. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp

Khi sức đề kháng yếu đi, các loại virus, vi khuẩn sẽ kí sinh ở vùng mũi họng như: virus hợp bào đường hô hấp, các loại vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, H.influenzae,…. Chúng sống ký sinh trong họng và mũi chỉ chờ cơ hội hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu để bùng phát. 

Viêm phế quản co thắt
Virus, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt

Suy giảm hệ miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch yếu như: trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính,… là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt, vào thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, vi khuẩn, virus sẽ rất dễ lây lan và phát triển. 

Một số nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt khác

  • Tác dụng phụ từ các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp,…
  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Căng thẳng tâm lý
  • Ô nhiễm không khí
  • Gia đình có tiền sử hoặc cá nhân bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa,.. 
  • Người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, viêm đường hô hấp, phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng,…

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

Các triệu chứng của viêm phế quản co thắt có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bao gồm:

Ho khan hoặc ho có đờm

Bệnh nhân bị viêm phế quản co thắt có triệu chứng ho khan, ho có đờm hay ho từng tiếng,…Ho thường nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm. Người bệnh luôn muốn ho và luôn cảm thấy ngứa họng.

Sốt

Khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi là không sốt. Thời gian sốt có thế ngắn ngày hoặc kéo dài.

Khó thở, thở khò khè

Khó thở, thở khò khè
khó thở là triệu chứng điển hình nhất của bệnh

Lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản … Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp tạo ra tiếng. Người bệnh cảm thấy khó thở nhất là khi gắng sức hoặc nằm ngủ.

Các triệu chứng khác của viêm phế quản co thắt

  • Sổ mũi, tiết đờm
  • Khó thở, thường xuyên bị hụt hơi
  • Tức ngực
  • Trào ngược dạ dày
  • Mệt mỏi, kiệt sức mà không rõ lý do
  • Mặt tím tái khi bệnh trở nặng

Cách điều trị bệnh 

Tùy vào từng tình trạng viêm và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.  

Điều trị viêm phế quản co thắt ở người lớn

Sử dụng thuốc giãn phế quản

Một số thuốc giãn phế quản mà các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân như:

  • Chất chủ vận beta-2 và theophylline: giúp mở rộng đường thở để thở dễ dàng hơn.
  • Thuốc kháng cholinergic: ngăn chặn các dây thần kinh cholinergic, dẫn đến giãn đường thở.
  • Thuốc steroid dạng hít: giảm sưng tấy trong đường thở và làm dịu quá trình thở. Steroid dạng hít thường được sử dụng để kiểm soát lâu dài.

Tập thể dục với hít thở bằng mũi

Điều trị viêm phế quản co thắt
Luyện tập hít thở bằng mũi
  • Luyện tập lại nhịp thở, từ từ làm tăng lượng oxy dự trữ trong cơ thể. 
  • Hít thở bằng mũi trong khi tập thể dục giúp ngăn ngừa chứng co thắt phế quản 

Thay đổi lối sống

  • Tránh ngủ ở tư thế nằm ngửa
  • Tránh thở bằng miệng

Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc lung tung.
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản ở dạng ống hít hoặc chất lỏng thông qua bình xịt máy.
  • Thay đổi lối sống cho trẻ, ngủ ở tư thế hơi thẳng. Tránh sử dụng gối cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng khi ngủ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy
  • Rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng để tránh vi khuẩn lây lan
  • Tránh hút thuốc khi ở gần trẻ vì khói thuốc có thể làm cho bệnh nặng thêm.

Biến chứng của viêm phế quản co thắt

Nếu thời gian bệnh kéo dài mà không chữa trị sẽ để lại những biến chứng khó lường, đôi khi đòi hỏi sự can thiệp của y tế ngay lập tức. Dưới đây là một số biến chứng người bệnh có thể gặp:

Suy hô hấp

Do sự co thắt của phế quản khiến cho việc lưu thông không khí bị hạn chế, dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Đôi khi, người bệnh phải cần nhờ đến sự giúp đỡ của máy trợ hô hấp.

Biến chứng viêm phế quản co thắt
Suy hô hấp là một trong những biến chứng của bệnh

Xẹp phổi viêm phế quản co thắt

Mức độ co thắt của phế quản có thể tăng áp lực trong phổi, gây áp lực lớn lên cấu trúc của phổi và dẫn đến xẹp phổi.

Viêm tai giữa

Vi khuẩn hoặc virus từ phế quản có thể lan sang ống tai giữa thông qua ống Eustachio, gây ra nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Bệnh tim

Do hạn chế lưu thông không khí và tăng áp lực trong ngực, viêm phế quản co thắt có thể gây áp lực lớn lên tim. Đặt người bệnh ở nguy cơ cao hơn với các vấn đề tim mạch.

Tăng nguy cơ hen suyễn

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hen suyễn.

Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn

Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt

 Để ổn phòng ngừa cũng như ngăn các triệu chứng tái phát lại, người bệnh nên:

Vệ sinh sạch sẽ

  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh việc vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh. 
  • Vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch bụi bẩn giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D để tăng sức đề kháng.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao

Tăng cường sức khỏe toàn diện bằng việc rèn luyện thể chất. Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ

Không hút thuốc lá tránh nguy cơ viêm phế quản co thắt

Hút thuốc lá sẽ gây tổn thương niêm mạc phế quản. Vậy nên việc bỏ hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về đường hô hấp. 

Bảo vệ hệ hô hấp

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở nơi ô nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.

Tiêm vaccine

Tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm để tránh việc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản co thắt. 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Azka Phổi là giải pháp giúp tăng cường chức năng phổi, bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính. Với cơ chế tác động toàn diện, Azka Phổi không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý hô hấp hiệu quả.

  • Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giúp thông thoáng đường hô hấp.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản, hen phế quản.
Công dụng của sản phẩm Azka Phổi
Azka Phổi

Điểm khác biệt tạo nên thương hiệu của Azka Phổi so với các sản phẩm khác trên thị trường là được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EECV tiên tiến, hiện đại do hãng Devex – CHLB Đức chuyển giao độc quyền cho Anvy. Đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng và là giải pháp toàn diện cho những ai đang gặp vấn đề về phổi.

Hãy để Azka đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ sức khoẻ hô hấp!

Kết luận

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý hô hấp có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa là bước quan trọng giúp bạn và gia đình bảo vệ đường hô hấp, nhất là trong mùa lạnh. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý đúng đắn và tránh các biến chứng không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *