Viêm phế quản ở trẻ em: Phát hiện sớm để chữa trị kịp thời

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi. Các biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy như: ho, sốt, sổ mũi, khó thở,… Bệnh viêm phế quản ở trẻ em nếu không được phát hiện và kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp,….

Viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của các ống phế quản trong phổi. Các ống này chịu trách nhiệm dẫn không khí từ khí quản đến các phế nang trong phổi. Khi bị viêm, các ống này bị sưng và sản xuất nhiều chất nhầy hơn, gây khó khăn cho việc hô hấp của trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể xảy ra ở hai dạng chính:

  • Viêm phế quản cấp tính: Thường xảy ra đột ngột và kéo dài trong một thời gian ngắn.
  • Viêm phế quản mạn tính: Đây là dạng bệnh kéo dài và có thể tái phát nhiều lần.

Bệnh phổ biến ở trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh hoặc giao mùa. Viêm phế quản có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ mắc các bệnh: cúm, covid, ho gà, sởi… Để phòng ngừa bệnh, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo ba mẹ cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của con. 

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, những dấu hiệu thường gặp ở hầu hết các trường hợp bệnh có thể kể đến như:

Giai đoạn khởi phát

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
Giai đoạn khởi phát, trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi, ho khan

Trong giai đoạn này, trẻ thường có các dấu hiệu sau:

  • Ho khan hoặc ho có đờm: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Ban đầu trẻ có thể ho khan, sau đó ho có đờm. Đờm có thể màu trong, vàng hoặc xanh tùy vào mức độ viêm nhiễm.
  • Sốt nhẹ: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc không sốt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Sổ mũi, hắt hơi hoặc ngạt mũi

Giai đoạn phát bệnh viêm phế quản ở trẻ em

  • Sốt cao hơn có thể lên đến 38 – 39 độ C.
  • Thở khò khè: Khi trẻ thở, bạn có thể nghe thấy tiếng khò khè, đặc biệt là khi bé hít thở sâu.
  • Khó thở: Do phế quản bị sưng và đầy chất nhầy, trẻ có thể gặp khó khăn khi hô hấp. Đặc biệt là khi hoạt động thể lực hoặc khi nằm xuống. Trẻ phải thở bằng miệng.
  • Mệt mỏi, khó chịu: Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể mất ngủ do ho và khó thở.
  • Toàn thân tím tái kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hoá mức độ nhẹ.

Giai đoạn nguy hiểm

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em nguy hiểm
Trẻ sốt cao trên 39 độ C, ho kéo dài, khó thở báo hiệu viêm phế quản trở nặng

Khi phát hiện các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em này, phụ huynh cần trẻ có các đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

  • Cơn ho kéo dài và thường kèm theo đờm.
  • Trẻ tím tái, khó thở.
  • Trẻ thở nhanh và có hiện tượng thở co lõm ngực.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng với cách dùng thuốc hạ sốt
  • Trẻ bỏ bú, ngủ li bì và khó đánh thức.
  • Trẻ sẽ bị nôn, tiêu chảy, hôn mê, co giật, mạch yếu nhưng tim đập nhanh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu vấn là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Virus: Khoảng 90% các trường hợp viêm phế quản cấp ở trẻ em do virus gây ra. Các loại virus phổ biến bao gồm: Virus cúm, Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV),… Những loại virus này có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Vi khuẩn: Một số trường hợp viêm phế quản ở trẻ em có thể do vi khuẩn: Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Pneumoniae,…. Khi vi khuẩn gây viêm phế quản, bệnh thường nghiêm trọng hơn và kéo dài.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, và hóa chất cũng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc hoặc không khí ô nhiễm có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn.
  • Dị ứng: Một số trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị kích ứng bởi các tác nhân như phấn hoa, bụi, lông động vật. Điều này có thể dẫn đến viêm phế quản dị ứng.
Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em
Virus là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em ra sao?

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em cần phải dựa trên nguyên nhân và tình trạng cụ thể của bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ

Tuỳ thuộc vào tình trạng, tiền sử bệnh và độ tuổi của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Sau đó kê thuốc cho trẻ điều trị tại nhà hoặc chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị.

Thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Thuốc chỉ được dùng trong trường hợp bội nhiễm liên quan đến vi khuẩn. Các phương pháp điều trị chủ yếu là làm long đờm và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản ở trẻ cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu trẻ sốt cao sẽ được hạ sốt bằng Ibuprofen hoặc Acetaminophen với liều lượng phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ kê thêm một số thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng khác như: thuốc giãn phế quản, thuốc giảm ho,…

Trường hợp trẻ bị sốt, ba mẹ không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Hãy mặc quần áo thoải mái cho trẻ và chườm ấm vào các vùng nách, cổ, bẹn,.. Lưu ý rằng ba mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc mà cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ.  

Cách phòng tránh bệnh

Phòng bệnh luôn là giải pháp tốt nhất để giúp trẻ tránh khỏi bệnh viêm phế quản. Phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa viêm phế quản ở trẻ em sau:

  • Tiêm phòng: Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là vacxin cúm và vacxin phế cầu khuẩn,…
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc ở nơi công cộng.
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: Nếu có ai trong gia đình hoặc trường học bị bệnh, cần hạn chế trẻ tiếp xúc gần để tránh lây nhiễm.
  • Không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng và không nên tiếp xúc với khói thuốc lá.  
  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tai mũi họng cho trẻ giúp hạn chế mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ em.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi. Cần giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vùng ngực, cổ và bàn chân.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và uống đủ nước.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ

Ngoài những cách điều trị và phòng tránh kể trên, ba mẹ cũng có thể phòng ngừa sớm cho trẻ bằng các sản phẩm thảo dược bởi tính an toàn và hiệu quả. Azka Phổi là một trong những sản phẩm đang được quan tâm và đánh giá cao bởi các chuyên gia y tế và người dùng.

Azka phổi
Azka phổi
  • Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn và lành tính.
  • Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giúp thông thoáng đường hô hấp.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản, hen phế quản.
  • Giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp an toàn, hiệu quả. 
  • Bào chế dạng hỗn dịch nên có thể uống trực tiếp theo liều lượng phù hợp.

Sản phẩm là sự kết hợp của tinh hoa y học cổ truyền và khoa học hiện đại. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ EECV giúp chiết tách được trên 90% hoạt chất có trong dược liệu. Định lượng chính xác các hoạt chất, mang đến hiệu quả vượt trội.   

Một số câu hỏi thường gặp

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phế quản ở trẻ. Một số câu hỏi được đặt ra:

Viêm phế quản ở trẻ có chữa được không?

Trẻ em bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được thăm khám, điều trị sớm và đúng cách. Cha mẹ nên quan sát các dấu hiệu của trẻ, chăm sóc ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng để chữa dứt điểm bệnh.

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản nếu được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng hơn, Thậm chí là gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, tràn dịch màng phổi,… Và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mặc dù viêm phế quản ở trẻ em thường có thể tự khỏi sau vài ngày đến một tuần, nhưng trong một số trường hợp cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ thở gấp, khó thở hoặc tím tái.
  • Ho kéo dài hơn 2 tuần mà không thuyên giảm.
  • Sốt cao kéo dài không hạ.
  • Trẻ trở nên mệt mỏi, yếu ớt hoặc bỏ ăn, bỏ uống.

Viêm phế quản ở trẻ em có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Việc nắm rõ triệu chứng cùng với cách chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và tránh các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của bé và đưa con đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *