Dược liệu – Cát cánh

Hiện nay đại dịch Covid vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng phòng tránh các bệnh hô hấp, phòng ngừa covid là việc quan trọng và cần thiết vào thời điểm hiện nay.

Từ xưa Cát cánh đã được sử dụng chữa ho, đặc biệt là ho có đờm. Là thành phần của nhiều bài thuốc cổ phương trừ ho tiêu đờm. Ngày nay khoa học đã nghiên cứu được các tác dụng tuyệt vời của Cát cánh trong việc làm tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ hệ hô hấp.

Tên gọi khác: Bạch dược, kết cánh, cánh thảo

Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC.

Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)

Đặc điểm thực vật và phân bố: Cát cánh là một loại cỏ nhỏ mọc lâu năm, thân cao chừng 60–90cm. Thân đứng, nhẵn, màu lục xám, chứa nhựa mủ. Lá gần như không có cuống; lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng; lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le. Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Hoa hình chuông màu lam tím hoặc trắng, mọc riêng lẻ thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn, hoa dài có 5 thùy màu lục, tràng gồm 5 cánh. Quả nang, hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ hình bầu dục, màu nâu đen. Mùa hoa vào tháng 5–7 và mùa quả vào khoảng tháng 8–9.

Dược liệu là rễ khô của cây cát cánh.  Tên gọi được ghép theo các từ Latin. Tên Platycodon là từ ghép từ chữ Platys là rộng và Codon là chuông. Grandiflorum do chữ grandi là to và florum là hoa vì cây cát cánh có hoa to hình cái chuông rộng.

Vị dược liệu cát cánh

Cát cánh được trồng nhiều ở các nước ôn đới ấm, được trồng lâu đời tại trung quốc. Tại Việt Nam cũng được trồng nhiều tại 1 số tỉnh Nam Định, Thái Bình….

Tính vị: Vị đắng, cay, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh phế.

Theo y học cổ truyền vị thuốc có tác dụng: Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Dùng chữa ho, ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, khó thở.

TÁC DỤNG THEO NGHIÊN CỨU HIỆN ĐẠI 

Các thành phần hóa học được nghiên cứu bao gồm : Platycodin A, C, D, D2, polygalacin D, D2, các Saponin là platydicogenin…

Theo nghiên cứu cát cánh có nhiều tác dụng trên các thử nghiệm invitro và in vivo. Trong đó có các tác dụng nổi bật sau:

Tác dụng Chống viêm hiệu quả đối với viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

1 thành phần quan trọng trong cát cánh là nhóm Saponin. Saikosaponin A (SSA) và các dẫn xuất saponin triterpenoid chính từ rễ cây sài hồ có tác dụng chống viêm cấp tính thông qua tác dụng ức chế quá trình hoạt hóa các chất gây viêm như: NF-κB, , COX-2 và các cytokine [ 2].

Đánh giá thử nghiêm trên động vật bị viêm mũi Saikosaponin A (SSA) cải thiện tình trạng viêm mũi bằng cách ức chế con đường hoạt hoá các chất gây viêm trong viêm mũi dị ứng do chất gây dị ứng là Ovalbumin (OVA):
– SSA cải thiện các triệu chứng mũi như hắt hơi, cọ mũi, làm giảm đáng kể số lượng bạch cầu ái toan và tế bào viêm. Làm giảm đáng kể những thay đổi mô bệnh học của các mô niêm mạc mũi bị viêm, làm giảm tế bào viêm xâm nhập vào mô mũi

Tác dụng Long đờm, làm thông thoáng đường thở.

Saponin trong dược liệu được biết đến là nhóm hoạt chất có tác dụng làm long đờm khá mạnh. Theo nghiên cứu của Jiho Ryu và các cộng sự đăng trên tạp chí khoa học Phytomedicine cho thấy: Platycodin D3 và deapi-platycodin trong dịch chiết Cát Cánh ngăn quá trình sản xuất và tiết ra chất nhầy đường hô hấp [4].

Tác dụng Chống dị ứng- căn nguyên của các bệnh lý trên đường hô hấp

Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết cát cánh đến việc sản xuất một số chất trung gian gây dị ứng, chẳng hạn như interleukin-6 (IL-6), prostaglandin D (PGD), leukotriene C (LTC), β-Hexosaminidase (β-Hex) và cyclooxygenase-2 (COX-2) protein, đã được điều tra. Kết quả chứng minh rằng dịch chiết cát cánh ức chế sản sinh các chất trung gian gây dị ứng trên. Tổng hợp lại, những kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết cát cánh có khả năng chống dị ứng [5].

Tác dụng tăng cường miễn dịch

Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy việc tăng cường hệ thống miễn dịch sẽ làm nâng cao sức đề kháng của con người. Hạn chế khả năng mắc nhiều bệnh lý.

Nghiên cứu đánh giá của tác giả Eun-Mi Noh, và các cộng sự thí nghiệm trên chuột cho thấy điều trị bằng dịch chiết cát cánh ở các mức liều (10,30,100 mg/kg thể trọng) làm tăng số lượng bạch cầu, tế bào lympho, và bạch cầu trung tính ở chuột được điều trị bằng CP (Cyclophosphamide ) – chất gây ức chế miễn dịch, gây độc tế bào. Làm tăng các globulin miễn dịch (IgG và IgA) trong tế bào lách.[6].

Đặc biệt hơn nữa Dịch chiết cát cánh ở các nồng độ (10,30,100 mg/kg thể trọng) làm tăng  nồng độ IgG và IgA trong huyết thanh so với những con chuột không được dùng, khẳng định thêm rằng cát cánh đã làm tăng cường  miễn dịch dịch thể ở những con chuột bị ức chế miễn dịch.

Tác dụng Hạ cholesteron, chống béo phì

Để đánh giá hoạt chất Platycodin trong rễ cát cánh có tác dụng hạ cholesteron máu hay không,  Thí nghiệm trên chuột đồng Syria được cho ăn chất xơ  được sử dụng chiết xuất cát cánh. Đánh giá sau 26 và 28 ngày sau khi can thiệp bằng Platycodin, tổng nồng độ cholesterol trong huyết tương và gan lần lượt giảm, trong khi nồng độ cholesterol trong phân đã tăng (P <0,05) lên đến 2,5 lần so với đối chứng. Tăng cholesterol hấp thụ lên đến 60%, nhưng không tổng hợp cholesterol. Những kết quả này cho thấy rằng dùng cát cánh làm giảm hàm lượng cholesterol máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thông qua các cơ chế độc lập với sự hấp thụ hoặc tổng hợp cholesterol

.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *